Ông được gởi đi Annecy, tại đây bà De Warens, một người mới vừa nhập
đạo sẽ nuôi ông và giúp đỡ Rousseau trong thời gian học đạo. Ông đến ở
nhà bà ta và thỉnh thoảng làm thư ký riêng hay theo làm bồi cho bà. Lúc đó,
Jean Jacques được mười sáu tuổi, đã là một cậu thanh niên với đôi mắt ngời
sáng, tóc đen, da trắng, chân tay rắn chắc, và một ý chí phấn đấu dẻo dai
cũng như tự tin về chính mình. Bà chủ của ông là một quả phụ hai mươi
tám cái xuân xanh, tóc vàng xám, có nhiều tiền, tánh tình rộng rãi. Bà ta
thuộc một loại người không bao giờ cảm thấy hạnh phúc nếu không có
chương trình nào để hoạt động xã hội hay giúp đỡ một người nào, và tự
nhiên là sự thích thú của bà ta gia tăng khi người đó là một thanh niên dễ
thương lại có vẻ ái mộ bà ta.
Nhưng chàng ta còn trẻ, và lòng ái mộ của tuổi trẻ khó mà tế nhị thâm
trầm được. Ông quá hiền lành hay quá ghen tuông. Ông quá tự tin, và
không thành công vì sự nhút nhát quá độ. Ông tự tin một cách đáng ghét.
Chuyện kể lại rằng, ông phải đi Turin với ông bà Sabran. Cả ba người
bắt đầu đi bộ từ Annecy đến Turin. Chúng ta không thể nào biết được sự
liên hệ tình cảm giữa Rousseau và bà De Sabran, nhưng bà De Sabran đã
có những nét phác hoạ về ông. Nhưng sau chuyến đi này Rousseau có
chuyện lục đục với bà De Warens và ông phải ra khỏi nhà bà này.
Sau đó, Rousseau đến ở với bá tước De Gouvon, và được đối xử hết sức
tử tế. Tại đây một thời gian ngắn, ông bất chợt muốn gặp bà De Warens,
điều này khiến ông vô lễ để bị đuổi đi và được tự do trở lại Annecy. Bà chủ
ông vui vẻ đón tiếp ông trở về, nhưng chẳng bao lâu lại bắt ông phải đến
chủng viện St. Lazare để hoàn tất việc học. Sự liên lạc hai người có vẻ kỳ
lạ. Ông là người giúp việc chỉ được lãnh một số thù lao nhỏ. Nhưng bà lại
bảo bọc cho ông học hành, dạy ông âm nhạc và được ông đặt cho một cái
tên thân mật là “Mẹ”. Ông lại tiếp tục tạm xa bà và một thời gian sau đi
lang thang ông lại quay về. Ông lại rời chủng viện St. Lazare với một người
bạn học nhưng lại bỏ ban dọc đường để quay về Annecy thì được biết bà
De Warens đã đi rồi. Một thời gian ở Savoie để dạy âm nhạc tại Neuchâtel
và tổ chức một buổi hoà nhạc tại Lausanne, ông trở thành một thơ ký của tu