NÓI CÓ SÁCH - Trang 207

PHÁT TRIỂN, PHÁT HUY, PHÁT SINH

Cả ba danh từ này đều được người ta hàng ngày nói tới nhiều, nhưng

đôi khi dùng sai vì không phân biệt rõ nghĩa của mấy chữ « triển », « huy »
và « sinh ». Mới đây, có một ký giả viết trong một bài phóng sự : « tư
tưởng chán đời phát huy từ đó, nhưng phải đợi đến bốn tháng sau, cô X
mới quyết định nhảy từ lầu 7 ở khách sạn Ca-Ra-Ven xuống đất ».

Thay vì « phát huy », ở trong câu đó, phải nói là phát sinh mới đúng.

Phát triển là mở rộng ra, trải rộng ra, như phát triển nông thôn, phát

triển ngành chăn nuôi (chữ triển đây tương tự như chữ « triển vọng »).

Thí dụ : xã hội ta phát triển trong sự giằng co giữa hai lực lượng dân

tộc và phản dân tộc, cho nên văn học nói chung và văn học hợp pháp nói
riêng cùng phát triển trong sự tranh chấp lâu dài ấy. Và nếu đế quốc ảnh
hưởng sâu xa đến sự phát triển của văn học hợp pháp thì cách mạng không
phải không có tác dụng gì trong sự phát triển ấy.

Danh từ « phát huy » có nghĩa là tỏa ánh sáng ra, đem nghĩa lý, học

thuyết bàn luận về những cái ý từ trước vẫn giữ thầm kín, hay chưa được
nhiều người biết. Thí dụ : phát huy một nghệ thuật, một học thuyết cho ánh
sáng tỏa rộng ra.

Điều chú ý là những ý niệm, phát huy là đã có rồi, bây giờ chỉ làm tỏa

ánh sáng ra thôi, chớ phát sinh thì không thế : cái gì phát sinh là trước đây
chưa có, bây giờ mới nảy ra. Người con gái nói trên kia từ trước chưa chán
đời, gặp sự thất vọng mới chán đời, thế là cái tư tưởng chán đời phát sinh từ
đó. Lại nữa, tư tưởng chán đời ấy không hay ho gì, đâu có cần phải tỏa ánh
sáng ra làm gì !

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.