NÓI CÓ SÁCH - Trang 208

TRÂN TRỌNG VÀ TRANG TRỌNG

Nhiều chữ ta dùng sai nghĩa, nhưng dùng quen rồi thành ra nghĩa sai

trở nên nghĩa chính : những chữ tử tế (nghĩa chính là tính mật kỹ lưỡng),
lịch sự (nghĩa chính là trải đời) đều quen dùng theo nghĩa hiền hậu, và sang
trọng.

Theo ông Lãng Nhân, chữ « trân trọng » nghĩa là xem quí trọng thân

mình nên giữ gìn sức khỏe (trong Kiều có câu : gìn vàng giữ ngọc cho hay
– ngại ngùng một bước một xa, một lời trân trọng châu sa mấy hàng) khác
với « trang trọng » có nghĩa là đoan chính, kính trọng.

Muốn cho thật đúng, ta phải viết hay nói : « Tôi trang trọng mời ông

đến xơi cơm với tôi vào ngày… » nhưng bây giờ ai cũng quen miệng « tôi
trân trọng mời ông… »

Hồi Ngô trào và ngay cả bây giờ nữa, các thiếp mời vô dinh ăn tiệc

đều viết « trân trọng kính mời » có lẽ cũng hàm cái ý bảo nhỏ người được
mời nên giữ gìn.

Nhân đây, cũng nên nói thêm một hai cầu về chữ « lưu ý ». Trước đây,

ai cũng viết và nói « Tôi xin quí vị lưu ý ». Không hiểu tại sao ít lâu nay,
theo cái mốt nào, người viết văn, diễn thuyết, hô hào quốc dân đồng bào lại
bắt chước nhau nói « Tôi lưu ý quí vị ».

Có người bảo viết như thế cũng là một cách để tỏ cho biết là người nói

không coi người nghe ra gì, mà lại còn có ý dọa « Tôi để ý đến ông, ông coi
chừng ! »

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.