NÓI CÓ SÁCH - Trang 210

AN DÂN VÀ CẦU AN

Khi chiến tranh Việt Pháp còn dai dẳng ở đồng bằng Bắc Việt, mỗi

bận Pháp đánh chiếm được vùng nào, tức khắc đặt ngay một hội đồng cai
trị vùng ấy kêu theo tiếng miền Nam là « hội tề ».

Do đó, có một chữ rất tế nhị được đặt theo nghĩa riêng : chữ « tề ».

Làng nào chống đối mỏi mệt rồi thì đành hàng Pháp, nhưng ai lại chịu nói
là hàng, vì chữ này phạm lòng tự ái, vả chăng cũng chỉ là mới « tạm hàng
», vẫn còn ở chỗ nước đôi ngày hàng mà đêm chiến, nên chữ « hàng » đổi
thành chữ « tề ».

Kháng chiến mãi, mệt quá, bên tôi cũng « tề » rồi !

Thật là một uyển từ « euphémisme » rất ý vị.

Uyển từ này lại sản ra một câu nói hình dung được cái thái độ dớ dẩn,

có không ra có, không chẳng ra không : « ấm ớ hội tề ».

Tất cả vùng tề, người Pháp quy vào dưới quyền một hội đồng trung

ương đóng ở tòa Đô Chính Hà-nội lấy tên là « Hội đồng an dân », ra cái ý
là hội đồng này phụ trách an ninh cho người dân, đem lại sự an ninh, thái
hòa cho đất nước. Ít lâu sau, dáng chừng dân không được an lắm, vì hội
đồng thiếu liêm chính sao đó, người ta gọi là « hội đồng ăn dân ». Rồi đến
khi tìm ra được một vài bằng chứng về sự thiếu liêm chính ấy, những kẻ
độc miệng lại gọi là « hội đồng ăn gian ».

Có lẽ vì sợ người dân chế nhạo cho nên sau này mỗi khi « bình định »

được nơi nào, người ta không dùng và không nói tới chữ « an dân » nữa.

Nhưng cũng lúc đó, danh từ « cầu an » được người ta nhắc tới rất

nhiều. Thấy làm ăn khó kiếm ra tiền, một người rủ bạn in giấy bạc giả ; bạn
không chịu ; thế là anh kia chê liền : « Thằng ấy cầu an, còn làm được trò
gì nữa ». Hay một người công chức làm việc cần cù đầy đủ bổn phận, bạn
bè chế nhạo : « Lão ấy nó cầu an, kẻo sợ bể nồi cơm ».

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.