THẾ NÀO LÀ « DANH MỤC SỞ ĐẮC » VÀ «
THỰC CHẤT SỞ ĐẮC » ?
Trong sách vở kinh tế, hay nói « danh mục sở đắc » để chỉ cái phần
được hưởng ghi trên sổ sách. Thí dụ : một người thợ lương tháng được
1.200$. Số tiền 1.200$ ấy là số tiền « danh mục sở đắc » của anh ta.
Đối lại với « danh mục sở đắc » là « thực chất sở đắc ». « Thực chất
sở đắc » là phần được hưởng thực sự.
Thí dụ : nếu đồng lương của anh ta chỉ có thế thôi, nhưng giá sinh hoạt
rẻ, anh ta có thể mua được nhiều gà, nhiều thịt, nhiều gạo, thì cái « thực
chất sở đắc » của anh cao. Ngược lại thì anh bị thiếu thốn cực khổ.
Cho nên đứng về mặt kinh tế mà xét, không chỉ có thể căn cứ vào tiền
lương nhiều hay ít, mà phải căn cứ vào giá trị của đồng tiền ấy nhiều hay ít,
nghĩa là phải căn cứ vào « thực chất sở đắc » chớ không nên căn cứ vào «
danh mục sở đắc ».