trẻ hơn ở chỗ kia thì nó bằng tuổi bà nhà tôi, tháng Mười này được năm
mươi tuổi. Ông cụ thân sinh bà nhà tôi trồng nó vào buổi sáng thì buổi
chiều bà ấy chào đời. Đối với ông cụ, cây hồ đào ấy thân thiết như thế nào
thì thật khó nói, nhưng chắc nó cũng thân thiết đối với tôi không kém. Ngày
xưa, cách đây hai mươi bảy năm, khi còn là một chàng sinh viên nghèo lần
đầu tiên bước vào sân tu viện, tôi đã gặp bà ấy ngồi đan áo trên một chiếc
ghế dài dưới cái gốc cây hồ đào ấy đấy..." Lotte hỏi thăm cô con gái vị mục
sư và được biết cô đã cùng chàng Schmidt ra đồng xem thợ làm việc. Ông
cụ tiếp tục kể cho chúng tôi nghe chuyện cụ đã được vị mục sư rồi đến cô
con gái đem lòng yêu thương cụ ra sao, và cuối cùng, từ một người trợ tế,
cụ đã trở thành người kế nghiệp của bố vợ như thế nào. Câu chuyện vừa đứt
thì cô con gái cùng anh chàng có tên là Schmidt trở về qua lối vườn. Cô ta
hớn hở chào Lotte rất nồng nhiệt và chân tình. Phải thú nhận rằng cô ta
không làm tôi thất vọng, một cô gái có mái tóc nâu nhạt, lanh lợi, thân hình
cân đối, một kiểu người có thể giúp ta sống được đôi ngày dễ chịu ở làng
quê. Người yêu của cô (vì chẳng mấy chốc chàng Schmidt đã tỏ ra như
thế!) là một người mảnh khảnh, ít nói, hầu như không muốn góp chuyện với
chúng tôi, cho dù Lotte đã nhiều lần gọi chuyện. Điều làm tôi phiền lòng
nhất là khi nhìn nét mặt chàng Schmidt, tôi ngờ rằng anh ta không góp
chuyện vì cố ý và vì tính khí ủ dột hơn là vì một sự khiếm khuyết của tinh
thần. Tiếc thay, điều này mỗi lúc càng lộ rõ: vì sau đó, trong lúc đi đạo ch
ơi, Friederike luôn quấn quýt bên Lotte, thỉnh thoảng lại đi đôi với tôi,
khiến sắc mặt của Schmidt vốn đã sạm màu bỗng tối sầm lại, đến nỗi Lotte
phải giật khẽ tay áo tôi và ra hiệu cho tôi tránh đi riêng với cô nàng. Thật
không có gì làm cho tôi bực mình bằng chuyện người đời tự hành hạ lẫn
nhau, nhất là những người trẻ tuổi, cuộc sống đang độ nở hoa, tâm hồn đang
độ rộng mở để có thể thụ hưởng mọi niềm vui, vậy mà họ lại mặt ủ mày
chau để làm hại của nhau những chuỗi ngày tươi đẹp rất hiếm h ơi của đời
người; và đến khi họ biết mình đã phí phạm ngày xanh không sao bù đắp
được, thương ôi, đã quá muộn mất rồi. Chuyện này làm day dứt lòng tôi, và
buổi chiều, khi trở lại sân tu viện, chúng tôi ngồi vào bàn uống sữa, và khi
cuộc trò chuyện xoay quanh chuyện buồn vui của con người nơi trân thế, tôi