kinh doanh: khắp nơi người ta phe phẩy những chiếc quạt có hình Werther,
xức nước hoa Werther (Eau de Werther), uống trà bằng những chiếc tách có
hình Werther, thậm chí - như Goethe kể lại - hình tượng Werther và Lotte
còn xuất hiện cả trên các sản phẩm đồ sứ Trung Hoa du nhập vào châu Ầu.
Tác phẩm không những đã gây ra cơn sốt Werther kéo dài nhiều năm trên
châu lục, nó còn là xung lực khơi nguồn cho cả một phong trào sáng tác
theo "tinh thần Werther" ở khắp trong và ngoài nước. Các cây bút chuyên
nghiệp và không chuyên đua nhau làm thơ về Werther, sáng tác kịch và viết
truyện mô phỏng theo Werther, thậm chí có cả những tác phẩm "phản
Werther" với ý đồ cứu vớt Werther khỏi cái chết và ban cho chàng một cuộc
sống hạnh phúc và viên mãn với người chàng yêu thương
2. Werther không
những đã trở thành hình mẫu của nhiều tác phẩm văn học mà còn là mô típ
của rất nhiều tác phẩm hội họa và điêu khắc ở thế kỷ 18. Tuy nhiên, đối với
Goethe, có lẽ điều làm ông thích thú hơn cả là Werther của ông đã chinh
phục cả Napoléon, người đã đọc Werther tới bảy lần, đã mang Werther bên
mình trong khi đi chinh phạt xứ sở Kim tự tháp. Goethe đã mỉm cười mãn
nguyện khi thấy vị hoàng đế lừng danh này, trong cuộc tiếp xúc với ông vào
ngày mồng 2 tháng Mười năm 1808 tại Erfurt, tỏ ra am hiểu tường tận tác
phẩm của ông, thậm chí còn phê phán một số chi tiết không họp lý trong
cuốn sách mà tác giả đã phải công nhận là chính xác.
Werther ra đời đem lại vinh quang cho một cây bút trẻ, khiến Goethe mới
25 tuổi đã trở thành một ngôi sao sáng được ái mộ trên văn đàn châu Âu.
Werther cũng trở thành một biểu tượng xuất sắc của phong trào văn học
Bão táp và Xung kích ở Đức thời kỳ 1770-1815, một trào lưu văn học chịu
ảnh hưởng sâu sắc cùa triết học Rousseau và Herder, phản ứng lại tư tưởng
Khai sáng chỉ chú trọng đến Lý trí và sự Bao đung, là một trào lưu mới
nhấn mạnh đến mặt tình cảm của con người, ca ngợi thiên nhiên và cuộc
sống giản đị, lành mạnh nơi thôn đã; ca ngợi tình yêu, tình bạn và đấu
tranh kiên quyết chống lại các áp chế phong kiến giam hãm tài năng và sự
phát triển xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn Bão táp và Xung
kích như Schubart, Lenz và Klinger không tiếc lời ca tụng Werther, bởi với