NỖI ĐAU CỦA ĐOM ĐÓM - Trang 296

Quan Kiện kinh ngạc. Rồi lẩm bẩm: “Thế là anh đã hiểu ra ý nghĩa của

nó rồi!”.

Satiko hỏi: “Là gì?”.

Quan Kiện nói: “Em nhìn lại cái hình vẽ trên đỉnh bức tường, thoáng

nhìn, nó giống cái gì?”.

- Giống hình người.

- Đúng. Anh cho rằng hình vẽ của ông cụ Đinh Nhất Thuận – ông ngoại

của Lưu Thạch Tài – và hình vẽ ở đây là một, đều diễn tả hệ thần kinh của
con người. Phía trên là đầu người, cái trụ đi xuống là hành tủy, dưới nó tựa
như xương hông, là nơi bắt đầu của thần kinh tọa chủ yếu điều khiển hai chi
dưới. Ông Đinh Nhất Thuận nhìn thấy bên trong có nhiều hình vẽ này, lại
thấy giống hình cái giá sắt ngoài sân, thì đoán rằng nó là hình vẽ có tính chất
tiêu biểu, bèn vẽ lại vào mảnh vải kia.

Satiko nói: “Vậy đây vốn là nơi như thế nào?”.

“Tương tự như 731”. Thực ra, từ trước lúc nhìn thấy hài cốt ông

Yasuzaki Munemitsu, Quan Kiện đã đoán là như vậy. Lúc này, hài cốt ông
Yasuzaki Munemitsu, công trình “tu sửa” bí hiểm của Công ty dược phẩm
Đại Đông Á, các ảo giác của anh, bàn mổ trong hiện thực… dường như đang
xác nhận cho sự phỏng đoán này. Cấu tạo kiến trúc ngầm và những gian nhà
nhỏ chẳng phải là để giam giữ đám tù nhân làm vật thí nghiệm hay sao? Còn
gian nhà to này với bức vẽ sơ đồ giải phẫu, các dụng cụ làm phẫu thuật đều
thể hiện rất có thể đây là nơi mổ xẻ làm thí nghiệm trên cơ thể người. Nhưng
Quan Kiện vẫn không hiểu nổi tại sao mình đã nhiều lần “nhìn thấy” cảnh
tượng bàn mổ và xác chết ở trên.

Anh chợt nhớ ra rằng, hình như kể từ khi giáo sư Nhiệm chuyển phòng

thí nghiệm đến Trung tâm nghiên cứu Y dược Đông Tây thì anh mới bắt đầu
nhìn thấy cái hành lang dài, cái bàn mổ và xác chết.

Tại sao mình lại dự kiến được cái chết?

E rằng đây là câu hỏi không bao giờ có thể giải đáp được rõ ràng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.