khác để cho họ biết, nếu tôi phải dùng một cụm từ miền Tây cổ,
rằng tôi biết ơn họ mãi mãi.
Tôi còn mang một món nợ khác ngay sau khi Nhà xuất bản Đại
học Chicago và Ban biên tập đồng ý xuất bản cuốn sách văn học
đầu tiên. Cơ bản thì đó vẫn là cuốn sách văn học, nhưng đa số
các truyện thiếu nhi có một mục đích thứ hai khá dễ thấy là tính
giáo dục và những truyện này cũng không phải là ngoại lệ. Hơn
người lớn rất nhiều, trẻ em muốn biết thế giới đã từng như thế
nào trước khi chúng được sinh ra, đặc biệt là ở những phần của
thế giới mà cha mẹ chúng đã từng sống, nhưng giờ đây có vẻ kỳ
lạ hay thậm chí đã biến mất. Vì thế từ rất lâu, tôi đã tạo được
một thói quen là đưa vào truyện những bức tranh mô tả những
việc người và ngựa đã làm ở phần phía Tây của thế giới, nơi
những con đường chính vốn lại là những lối mòn của thú rừng.
Hơn nữa, một điều luôn quan trọng đối với tôi là dắt các con vào
rừng thật, chứ không phải rừng trong câu chuyện “Cô bé quàng
khăn đỏ” - tôi luôn tự hỏi hiện thực kỳ lạ biết bao. Vì thế, một cơ
hội sáng tác đã đến khi suy nghĩ của tôi tiến đến một bước ngoặt
kinh điển mang tính quyết định, và tôi nhớ rằng Socrates đã
nói: nếu bạn vẽ một cái bàn, bạn phải hỏi các thợ mộc lành nghề
để biết mình vẽ có ra cái thần không. Những người dưới đây là
các chuyên gia quan trọng mà tôi đã nhờ nhận xét để xem mình
đã vẽ thế nào về vùng đất yêu dấu của mình, về chuyện câu cá
mồi giả, những trại khai thác gỗ và lực lượng Kiểm lâm mà tôi
đã phục vụ hồi còn trẻ.
Tôi nợ Jean và John Baucus về những ý kiến tinh tế và thạo nghề
khi đọc Nơi dòng sông chảy qua. Hai người là chủ của trại nuôi
cừu khổng lồ Sieben, trải rộng từ thung lũng Helena sang nhánh
sông Wolf Creek đến tận sông Blackfoot Lớn, một vùng đất hình
tam giác chứa đựng phần nhiều cuộc đời tôi và một số câu
chuyện của tôi. Để hỏi ý kiến chuyên gia đối với câu chuyện về