NỖI LO ÂU VỀ ĐỊA VỊ - Trang 117

tạm gác lại - và đáp lại với các cư dân của nó như cách bà dạy chúng
ta phải làm, phát hiện và tránh xa khỏi lòng tham, tính ngạo mạn, lòng
kiêu hãnh và tìm kiếm điều tốt đẹp trong bản thân ta và trong người
khác.

Austen từng dành lời mô tả, tuy khiêm nhường nhưng nổi tiếng,

nghệ thuật của bà là “một miếng ngà nhỏ (rộng hai inch) được tôi
chăm chút tỉ mẩn bằng một cái cọ thật tốt, hy vọng sau nhiều công sức
cũng có chút ít hiệu quả,” ấy thế mà các tiểu thuyết của bà tràn ngập
những tham vọng lớn lao hơn. Mỗi tác phẩm, bằng cách soi xét cái bà
gọi là “ba hay bốn gia đình ở một làng quê”, đều cố gắng phê bình
cuộc sống và nhờ đó làm thay đổi cuộc đời của chúng ta.

2.

Austen không đơn độc trong những chí hướng của bà. Hầu như mọi
cuốn tiểu thuyết lớn trong thế kỷ 19 và 20 đều đưa ra lời công kích,
hoặc ít nhất là chứa đựng cái nhìn hoài nghi về hệ thứ bậc xã hội đã
được chấp nhận, và mỗi một tác phẩm đều đưa ra vài kiểu tái định
nghĩa nào đó về thứ bậc địa vị dựa theo giá trị đạo đức thay vì theo tài
sản hoặc huyết thống. Hiếm khi nào các nhân vật nữ hay nam chính
trong tiểu thuyết là những người được tập san của Debrett hay Who’s
Who
dành sự ưu ái. Qua trang viết của các tác phẩm này, người đứng
đầu trở thành thứ gì đó giống như đứng ở cuối cùng, và người đứng
cuối trở thành giống như đứng đầu. Chẳng hạn, trong Lão Goriot
(1834) của Balzac, không phải Madame de Nucingen với ngôi nhà mạ
vàng của mình là người giành được niềm cảm thông của chúng ta, mà
chính là lão Goriot đã rụng hết răng, lê lết tháng ngày trong căn nhà
trọ tồi tàn. Tương tự, trong Jude chàng khờ (1895)

*

của Hardy, không

phải những học giả Oxford làm ta tôn trọng, mà chính là chàng thợ đá
nghèo khó, thất học sửa miệng máng xối trong các học xá của trường
này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.