quyền chi phối vô cùng tai hại và không có giới hạn, khiến những
người xưa nay vốn ngây thơ vô tội phải mang nỗi ô nhục và đọa đày
không kém gì những tâm hồn bất hạnh phải chịu đau đớn dưới dòng tít
“Hoàng gia trong cú sốc loạn luân”.
4.
Vở kịch phù hợp hoàn hảo nhất theo quan niệm của Aristotle về nghệ
thuật bi kịch là Oedipus the King (Vua Oedipus) của Sophocles, được
trình diễn lần đầu ở Athens vào Lễ hội Dionysus
TCN.
Nhân vật Oedipus của Sophocles là vua xứ Thebes, được dân
chúng sùng kính nhờ sự cai trị nhân từ và sự thông thái ông thể hiện
nhiều năm trước bằng việc đấu trí thắng Nhân sư và đuổi nó khỏi
thành phố, chiến công giúp mang lại cho ông ngai vàng. Tuy vậy, với
tất cả phẩm chất tốt đẹp của mình, vị vua này không phải là không có
tì vết: đáng nói nhất là tính hung hăng và dễ nổi nóng. Thực ra, nhiều
năm trước, trong một con giận dữ bùng nổ trên đường đến Thebes,
ông đã giết một ông già bướng bỉnh không chịu tránh đường cho
mình. Mặc dù vậy, biến cố này được che mờ nhờ các sự kiện tiếp theo,
khi sau chiến thắng của Oedipus trước Nhân sư là một giai đoạn thịnh
vượng và bảo an cho thành phố. Trong thời gian này, Oedipus cũng
kết hôn với Jocasta xinh đẹp, quả phụ của vua Laius tiền nhiệm, người
đã mất trong một tình thế khó lý giải khi đánh nhau với một chàng trai
trẻ ở ngay ngoại vi Thebes.
Khi vở kịch mở màn, một thảm họa mới nguy nan không kém gì
con Nhân sư giáng xuống thành phố: một dịch bệnh kỳ lạ mà không
phương thuốc nào cứu được đang tiêu diệt cư dân. Tuyệt vọng, người
dân quay sang cầu cứu gia đình hoàng tộc. Anh rể Oedipus, Creon,
được cử đi tìm các giải đáp cho lời sấm của Apollo ở đền Delphi, vị
này giải thích bằng châm ngôn rằng Thebes buộc phải trả giá cho một