thường trong hamartia của Oedipus không làm giảm các đặc tính phổ
quát hơn của vở kịch. Nói đúng hơn, vở kịch làm chúng ta rung động
vì nó phản ánh những khía cạnh gây sốc trong tính cách và hoàn cảnh
của mọi người: một bước lầm lạc rất nhỏ có thể dẫn đến những hậu
quả nghiêm trọng thế nào; sự mù quáng ta thường gặp phải có liên
quan đến những ảnh hưởng từ hành động của chúng ta; khuynh hướng
ngu ngốc khi giả định rằng ta đang kiểm soát được số phận mình một
cách có ý thức; cách chúng ta mất đi mọi thứ mình yêu mến nhanh
chóng và chung cuộc thế nào; và những mãnh lực huyền bí, không thể
kháng cự - với Sophocles là “định mệnh” - mà những năng lực yếu ớt
về lý trí và sự tiên liệu của chúng ta chịu khuất phục. Oedipus không
phải là không có lỗi lầm: chàng ngạo mạn tin rằng mình đã thoát khỏi
những lời sấm của nhà tiên tri, và lười nhác bằng lòng với sự tán
thưởng từ thần dân của mình. Lòng kiêu hãnh và cái đầu nóng khiến
chàng đánh nhau với vua Laius, và sự nhút nhát đầy cảm tính sau đó
đã ngăn chàng kết nối vụ sát hại với những lời tiên tri trước đó. Tự cho
mình là đúng, chàng lờ đi tội ác ấy trong nhiều năm để rồi quở trách
Creon vì đã gợi nhắc về lỗi lầm của mình.
Tuy vậy, ngay cả khi Oedipus chịu trách nhiệm cho vận mệnh của
chính mình, thể thức nghệ thuật bi kịch không dàn dựng bất kỳ sự chỉ
trích dễ dãi nào. Nó phân chia sự trách cứ cho anh mà không khước từ
anh niềm thông cảm. Như Aristotle đã hình dung, khán giả khi rời rạp
phải thất kinh nhưng vẫn đầy thương cảm, bị ám ảnh bởi những lời ám
chỉ phổ quát từ thông điệp kết của ban đồng ca:
Hỡi những đồng bào của tôi, cư dân Thebes, hãy nhìn vào Oedipus.
Chàng ta đã giải câu đố nổi tiếng bằng trí khôn của mình,
Chàng vươn lên nắm quyền, người vượt trên tất cả quyền lực.
Ai có thể nhìn vào sự kỳ vĩ của chàng mà không đố kỵ?
Giờ đây một biển đen tối nỗi khiếp hoảng đang bao trùm lấy chàng.
Giờ đây khi ta nhìn đồng hồ và đợi ngày kết chung,