Không ai hạnh phúc cho tới tận lúc chết, sau cùng được giải phóng khỏi nỗi đau.
6.
Nếu một tác phẩm bi kịch cho phép ta cảm thấy mức độ cảm thông với
những thất bại của người khác lớn hơn nhiều so với bình thường, đó
chủ yếu là vì bản thân thể loại này tìm kiếm thẳng đến cội nguồn của
thất bại. Theo đó, biết nhiều hơn nhất định là sẽ hiểu và tha thứ nhiều
hơn. Bi kịch khéo léo dẫn dắt chúng ta những tiểu tiết, thường là
những hồi kịch vô tư kết nối thời hoàng kim của nam hay nữ nhân vật
chính với sự xuống dốc của họ, theo đó tiết lộ những mối quan hệ éo
le giữa những ý định và hậu quả. Được chỉ dẫn tốt, chúng ta hẳn sẽ
không duy trì lâu giọng dửng dưng hay đầy hiềm thù mà ta hẳn sẽ bám
lấy nếu chỉ đơn thuần đọc lướt vẫn những câu chuyện về thất bại đó
trên báo chí phổ thông.
Mùa hè năm 1848, một mẩu tin ngắn gọn xuất hiện trên nhiều
nhật báo ở Normandy. Một phụ nữ hai mươi bảy tuổi tên Delphine
Delamare, nhũ danh Couturier, ở Ry, một thị trấn nhỏ không xa
Rouen, chán cảnh lề thói hôn nhân, sau khi tích lũy những món nợ
khổng lồ do mua quá nhiều quần áo và vật dụng gia đình, đã bắt đầu
một cuộc ngoại tình. Dưới áp lực cảm xúc và tài chính, cuối cùng cô
đã phải kết liễu đời mình bằng uống thạch tín. Madame Delamare bỏ
lại cô con gái nhỏ và người chồng muộn phiền Eugène, người từng
học dược ở Rouen. Với vị trí một viên chức ngành y tế ở Ry, tờ báo
cho biết, Delamare được bệnh nhân của ông yêu mến và được cộng
đồng kính trọng.
Trong số những người xem mẩu tin này có một tiểu thuyết gia
đầy khát vọng hai mươi bảy tuổi tên Gustave Flaubert. Câu chuyện về
Madame Delamare sẽ ở lại với ông, trở thành một nỗi ám ảnh (thậm
chí còn theo ông trong một chuyên du hành tới Ai Cập và Palestine)