ơn chính phủ đã bắt một người nguy hiểm như mình, nhưng sau đó
anh ta gợi ý rằng các công tố viên đã cẩu thả trong việc truy bắt những
kẻ phỉ báng nhà vua. Anh khẳng định họ nên coi việc lùng sục bất cứ
thứ gì có hình dạng một quả lê là nhiệm vụ ưu tiên; quả thực, ngay cả
bản thân những quả lê cũng nên bị bỏ tù. Có hàng nghìn quả lê trên
những cành cây ở khắp nước Pháp, và mỗi quả là một tội phạm xứng
đáng phải xộ khám. Tòa án không thích thú với điều này. Philipon bị
kết án sáu tháng tù, và khi anh dám lặp lại trò quả lê trên một tạp chí
mới, Le Charivari, vào năm sau đó, anh bị tống thẳng trở lại buồng
giam. Tổng cộng anh trải qua hai năm sau song sắt vì đã vẽ vị quốc
vương như là một thứ quả.
Ba thập niên trước đó, Napoleon Bonaparte, khi đó là người
quyền lực nhất châu Âu, cũng dễ tổn thương không kém trước trò chế
giễu. Khi lên nắm quyền năm 1799, ông đã ra lệnh đóng cửa tất cả các
tờ báo châm biếm ở Paris và nói với tổng trưởng cảnh sát Joseph
Fouche rằng ông không dung túng cho các nhà hí họa được tự do vẽ
dung mạo ông. Ông muốn hình tượng trực quan của mình do Jacques-
Louis David vẽ. Ông ủy thác cho họa sĩ lớn này vẽ tranh ông đang dẫn
dắt đội quân vượt qua dãy Alps, oai phong trên lưng ngựa, và hài lòng
với kết quả - bức Napoleon vượt đèo Saint-Bernard (1801) - đến nỗi
ông trở lại tìm gặp David lần nữa để nhờ lưu lại thành công lớn nhất
của ông, lễ đăng quang ở Notre-Dame tháng Mười hai năm 1804. Đó
là dịp tốt để phô trương: tất cả nhân vật lớn của Pháp đều có mặt, giáo
hoàng Pius VII hành lễ và phái đoàn của hầu hết các nước châu Âu
đều đến để tỏ lòng kính trọng. Jean-Franẹois Lesueur đã soạn một bản
tổng phổ oai hùng rất thích hợp cho sự kiện này. Ban phước cho
Napoleon, giáo hoàng hô to dọc thánh đường yên lặng, “Vivat
imperator in aeternam”, tức “Hoàng đế vạn tuế.”
Khi hoàn thành việc tái hiện khung cảnh đó, bức Le Sacre de
Josephine (Sự thiêng liêng của Josephine), vào tháng Mười một năm
1807, David đã trao nó “cho vị chủ nhân hiển hách của tôi”. Napoleon