hoan hỉ trao cho họa sĩ Bắc đẩu Bội tinh cấp bậc sĩ quan nhằm ghi
nhận việc “phụng sự cho nghệ thuật” và tuyên bố với họa sĩ, khi ngài
gắn mề đay lên ngực ông ta, “Ông đã mang thị hiếu tốt trở lại nước
Pháp”.
Tuy vậy, không phải tất cả họa sĩ đều nhìn Napoleon như cách
của David. Vài năm trước khi bức Sự thiêng liêng của Josephine ra
đời, nhà biếm họa người Anh James Gillray đã thể hiện một cái nhìn
rất khác về sự kiện đó, được ông đặt tên “Đám rước đăng quang hoành
tráng của Hoàng đế nước Pháp, Napoleone Đệ nhất” (1805). Nhưng
chưa từng có lời nào nói về việc trao cho ông Bắc đẩu Bội tinh nhờ
phục hồi thị hiếu tốt cho nước Pháp.
Bức vẽ của Gillray cho thấy một hoàng đế ăn bận chải chuốt, phô
trương, khệnh khạng đứng đầu một nhóm diễu hành gồm những kẻ tôi
tớ, bợ đỡ và người tù. Giáo hoàng Pius VII cũng có mặt trong tranh
nhưng không còn là người thánh thiện như trong phiên bản của David:
ở đây, núp dưới chiếc áo choàng giáo hoàng là một cậu bé trong dàn
đồng ca, cậu bé này đẩy dịch tấm mặt nạ ra để lộ khuôn mặt của quỷ.
Josephine, khác xa với thiếu nữ hồng hào mà David sẽ vẽ, là một quả
bóng đầy vết sẹo của mụn trứng cá. Đi theo đoàn tùy tùng của hoàng
đế là các đại diện đến từ các nước đã bị Napoleon chinh phục - Phổ,
Tây Ban Nha và Hà Lan - sự hiện diện của họ không hoàn toàn tự
nguyện. Đằng sau họ là những hàng quân lính Pháp bị xiềng, tình cảnh
của họ ngụ ý rằng đây không phải một hoàng đế được người dân sẵn
lòng trao quyền lực. Đi theo họ ở cuối hàng là tổng trưởng cảnh sát
Fouché, bước đi lanh lẹ, và như Gillray giải thích trong lời chú thích,
“mang theo Thanh gươm Công lý” được tẩm bằng máu.
Bức tranh khiến Napoleon nổi cơn thịnh nộ. Ông lệnh cho
Fouché bỏ tù, không cần qua xét xử, bất cứ ai cố tình đưa lén những
bản sao của bức vẽ này vào Pháp. Ông gửi lời phàn nàn ngoại giao
chính thức về Gillray qua đại sứ của mình ở London và thề rằng nếu
ông xâm chiếm thành công nước Anh, ông sẽ đích thân đi tìm tay họa