rằng, theo cách nghĩ này, có lẽ những thứ họ có trước đó không phải là
một cuộc sống đủ làm hài lòng như nó thể hiện.
Lời biện hộ này tương tự với lý lẽ của các đại diện quảng cáo và
biên tập viên báo chí thời hiện đại, những người thích khẳng định rằng
họ không phải chịu trách nhiệm cho việc khuyên khích nỗi ám ảnh
thái quá của công chúng với cuộc sống của những người nổi tiếng,
những thay đổi về thời trang hay việc sở hữu những sản phẩm mới.
Không hề, họ chỉ đơn thuần đưa ra thông tin liên quan tới những đề tài
ấy cho bất cứ ai có thể thấy hứng thú - trong khi, hàm ý rằng, nhiều
người khác vẫn có thể thích giúp người khốn khó, tự vấn tâm hồn
mình, hoặc đọc Sự suy tàn và sụp đổ
ngẫm về khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại của đời mình.
Câu trả lời này làm sáng tỏ lý do tại sao Rousseau quá chú trọng,
dù điều đó có thể thiếu tính khai trí, vào việc con người thấy khó khăn
thế nào khi loay hoay suy ngẫm xem cái gì là quan trọng, cũng như
việc họ dễ bị lung lạc ra sao khi nghe người khác gợi ý rằng họ nên
hướng suy nghĩ của mình vào nơi đâu và nên trân trọng những gì để
được hạnh phúc. Những gợi ý như thế rõ ràng còn mang sức nặng lớn
hơn khi chúng xuất hiện trên báo in hoặc dòng chữ lớn trên pa nô
quảng cáo.
Điều hết sức châm biếm ở đây là chính những người làm quảng
cáo và biên tập báo chí mới thường là những người đầu tiên đánh giá
thấp tính hiệu quả trong việc kinh doanh của họ. Họ sẽ khăng khăng
rằng quần chúng có đầu óc đủ độc lập để không bị tác động quá hớn
bởi những câu chuyện họ bày ra với thế giới, cũng không bị dẫn dụ
quá lâu bởi lời mời gọi của những mẫu quảng cáo được họ khéo léo
thiết kế.
Trong lý lẽ phản đối này, buồn thay, họ lại quá khiêm nhường.
Không gì minh họa rõ ràng mức độ coi thường của họ hơn một cái
nhìn thoáng qua có tính chất thống kê vào tốc độ của một thứ vốn chỉ