NỖI LO ÂU VỀ ĐỊA VỊ - Trang 168

chiếc xe, những tiếng tích tắc đều đặn nghiêm ngặt của các công tơ
mét và những tính toán đầy tính khoa học của máy tính trên xe.

Tương tự, chúng ta cũng thường hiểu sai sự hấp dẫn của những

nghề nghiệp nào đó, đơn giản là vì phần lớn những thứ chúng mang
đến luôn được lược bỏ đi phần chi tiết, chỉ để lại những dòng tít thật
kêu khiến ta không tài nào không ngưỡng mộ. Chúng ta chỉ đọc các
kết quả, chứ không nhìn vào sự lao động cần thiết để sinh ra kết quả
ấy.

Nếu chúng ta không thể ngừng ghen tị, thì thật cay đắng làm sao

khi ta cứ phải dành quá nhiều thời gian trong đời để ghen tị với những
thứ sai trái.

7.

Điều cốt yếu trong lời buộc tội nhắm vào lý tưởng địa vị cao thời hiện
đại là chuyện nó gây ra sự méo mó rất lớn về các thứ tự ưu tiên, coi
quá trình tích lũy vật chất là thành tựu ở tầm mức cao nhất thay vì chỉ
là một trong nhiều thành tố định hướng đời ta dưới một quan niệm
được định nghĩa chân thực hơn, rộng rãi hơn về bản thân ta.

Khó chịu với cách phân chia thứ tự sai lạc đó, John Ruskin chỉ

trích gay gắt những người Anh thế kỷ 19 (ông chưa bao giờ đến Mỹ)
là những người bị ám ảnh bởi của cải nhất trong lịch sử nhân loại. Ông
viết, chưa từng có khoảnh khắc nào họ cởi bỏ được mối quan tâm về
việc ai có cái gì và nó đến từ đâu (“vị nữ thần chi phối hết thảy nên
được mô tả một cách khái quát nhất là ‘Nữ thần Kiếm Chác’,” ông càu
nhàu). Họ cảm thấy xấu hổ với tình trạng tài chính của mình và ghen tị
với những ai họ coi là khá giả hơn họ.

Ruskin có một lời thú nhận: trái với kỳ vọng, ông cũng cảm thấy

ham giàu đến phát điên lên được. Ông thừa nhận, cái ý nghĩ về giàu
sang không ngừng lởn vởn trong tâm trí ông từ bữa sáng đến bữa tối.
Tuy vậy, thực ra, ông đang mỉa mai tính mập mờ trong khái niệm giàu
để nhấn mạnh hơn nữa việc ông cảm thấy những đồng bào mình đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.