NHỮNG THÀNH PHỐ SINH ĐÔI
1.
Một trong những đề tài trung tâm của Kitô giáo có thể được truy
nguyên từ lựa chọn nghề nghiệp của Jesus. Những thợ mộc ở Galilee
làm một công việc đòi hỏi tay nghề bậc trung nhưng bấp bênh và hiếm
khi sinh lời, và dù Jesus cũng thế, nhưng theo lời của thánh Phê-rô,
“bàn tay phải của Thiên đàng”, con trai của Chúa trời, vua của các vị
vua, được gửi đến cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Việc một ai đó có thể
cùng mang trong mình hai cá tính khác biệt như thế, vừa là một thợ
thủ công nay đây mai đó, vừa là con người thánh khiết nhất, đã làm
nền móng để xây dựng nên quan niệm của Kitô giáo về địa vị. Trong
cái khung đó, mỗi người đều sở hữu hai dạng địa vị không hề liên
quan: một dạng trần tục, được xác định bởi nghề nghiệp, thu nhập và ý
kiến của người khác; và một dạng tinh thần, được phân phát dựa theo
phẩm chất tâm hồn cá nhân, và giá trị của anh ta hay cô ta trong mắt
Chúa trời sau Ngày Phán xét. Vì thế, một người có thể đầy quyền năng
và được tôn kính trong địa hạt trần thế, nhưng nghèo nàn và suy đồi
trong địa hạt tinh thần. Hoặc một người có thể giống như kẻ hành khất
Lazarus trong Tin lành của Thánh Luca, tuy nghèo danh vị nhưng vẫn
vẻ vang với sự giàu có thánh thiện.
Trong The City of God (Thành phố Thiên Chúa) (năm 427),
Thánh Augustinô giải thích rằng tất cả hành động của con người đều
có thể được diễn giải từ quan điểm Kitô giáo hoặc La Mã cổ đại, và
rằng chính những thành tựu được người La Mã tôn kính nhất - việc
tích lũy tiền bạc, xây dựng dinh cơ, thắng trong những cuộc chiến hay
đại loại như vậy - lại không có nghĩa lý gì trong giản đồ Kitô giáo,
trong đó một nhóm những mối quan tâm mới, bao gồm việc phải
thương yêu láng giềng, khiêm tốn, rộng lượng và ghi nhận sự phụ
thuộc của mình vào Chúa, lại đưa đến những chìa khóa để đạt được