trong việc không phải chọn những thành tựu của quá nhiều người
trong xã hội như những điểm tham chiếu, và kết quả là thấy mình khao
khát quá mức về địa vị và tầm quan trọng.
7.
Chính một người Mỹ, William James, vài thập niên sau chuyến du
hành của Tocqueville vòng quanh nước Mỹ, đã lần đầu tiên nhìn từ
góc cạnh tâm lý các vấn đề được tạo ra bởi những xã hội mang đến kỳ
vọng không giới hạn cho các thành viên của mình.
James lập luận rằng khả năng hài lòng với bản thân không liên
quan gì tới việc trải nghiệm thành công trong mọi lĩnh vực mà ta ráng
sức. Không phải lúc nào chúng ta bị sỉ nhục vì thất bại, ông nói, chúng
ta chỉ bẽ mặt nếu đặt niềm kiêu hãnh và cảm giác về giá trị của mình
vào một khát vọng hay thành tựu nào đó để rồi thất vọng trong việc
mưu cầu nó. Các mục tiêu của chúng ta phân định rõ cái gì cần được
diễn giải như một thắng lợi và cái gì được xem nhu một thảm họa.
Chẳng hạn, bản thân James là một giáo sư tâm lý học ở Harvard, rất
coi trọng niềm vinh dự được là một nhà tâm lý học lỗi lạc. Nếu ông
phát hiện ra những người khác hiểu biết về tâm lý học hơn mình, ông
thừa nhận sẽ cảm thấy đố kỵ và hổ thẹn. Ngược lại, vì chưa bao giờ
ông tự đặt cho bản thân nhiệm vụ học tiếng Hy Lạp cổ, nên việc ai đó
có kiến thức có thể dịch toàn bộ cuốn Symposium (Tranh biện) của
Plato trong khi ông đánh vật với dòng đầu tiên không mấy làm ông
bận tâm. Ông giải thích: “Không gắng sức thì không thể có thất bại;
không thất bại thì không có ô nhục. Vì thế lòng tự trọng của chúng ta
trong thế giới này hoàn toàn phụ thuộc vào việc ta tự tin mình là gì và
mình làm gì. Nó được xác định bởi tỉ lệ thực tế trên những tiềm năng
giả định của chúng ta.” Vì thế:
Đẳng thức của James minh họa cho việc tăng mức độ kỳ vọng
của chúng ta đều dẫn tới việc làm tăng nguy cơ bị ô nhục ra sao. Thứ
ta xem là bình thường lại là cốt yếu trong việc xác định cơ may hạnh