NỖI LO ÂU VỀ ĐỊA VỊ - Trang 34

người khác chỉ là một hiện tượng nhất thời trên phông nền của một
cuộc đời vạn đại.

Nhưng khi niềm tin vào hậu kiếp bị gạt bỏ như một thứ ru ngủ trẻ

con và bất khả về mặt khoa học, áp lực phải thành công và tìm kiếm
sự đủ đầy rõ ràng sẽ tăng lên bởi việc ý thức rằng người ta chỉ có một
cơ hội độc nhất, và phù du đến khiếp hãi, để làm được điều đó. Hiểu
như thế, các thành tựu trần tục không còn được xem như khúc dạo đầu
cho cái người ta có thể hiện thực hóa trong thế giới khác; thay vào đó,
chúng là sự tổng gộp của tất cả những thứ mà người ta sẽ luôn cộng
hết vào đó.

Xét về những khó khăn thiết yếu của cuộc đời, nhiều thế kỷ qua,

sự cam chịu là một trong những tài sản quan trọng nhất của loài người,
một lá chắn chống lại nỗi cay đắng giày vò một cách tàn nhẫn những
kỳ vọng mà thế giới quan hiện đại dung dưỡng. Trong City of God
(Thành phố Thiên Chúa), (năm 427), Thánh Augustine lý giải sự
không hạnh phúc như một đặc tính bất biến của tồn tại, một phần trong
“sự thảm hại của hoàn cảnh con người”, và gieo lời khinh miệt vào
“tất cả các lý thuyết mà theo đó con người đã gắng sức xây dựng niềm
vui sướng cho bản thân quẩn quanh trong nỗi thống khổ của đời này”.
Dưới ảnh hưởng của Augustine, nhà thơ Pháp Eustache Deschamps
(khoảng 1338-1410) mô tả cuộc đời trên trần thế như một:

Thời của buồn đau và cám dỗ,

Thời của nước mắt, đố kỵ và thống khổ,

Thời của bạc nhược và đọa đày...

(Temps de doleur et de temptacion,

Aages de plour, d’envie et de tourment,

Temps de langour et de dampnacion...)

Khi hay tin về cái chết của đứa con trai một tuổi, Philippe le Bon

(1396-1467), công tước Burgundy, đáp lại với giọng đặc trưng của giai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.