NỖI LO ÂU VỀ ĐỊA VỊ - Trang 37

lập tờ Daily Mail của Anh, thành thật mô tả độc giả lý tưởng của ông
là một người đàn ông vỉa hè “đáng giá 100 bảng một năm” nhưng có
thể bị cám dỗ bởi giấc mơ trở thành “người đàn ông 1.000 bảng của
mai sau”. Trong khi đó, ở nước Mỹ, Ladies’ Home Journal (xuất bản
lần đầu năm 1883), Cosmopolitan (1886), Munsey’s (1889) và Vogue
(1892) mang lối sống xa xỉ vào tầm với mộng tưởng của tất thảy mọi
người. Chẳng hạn, độc giả của Vogue ấn bản Mỹ cuối thế kỷ 19, được
đọc về những người từng lên boong Nourmahal, chiếc du thuyền của
John Jacob Astor, sau cuộc đua America’s Cup, về quần áo của những
thiếu nữ tân thời nhất ăn bận ở trường nội trú học phí đắt tiền, về
những người tổ chức những bữa tiệc xa hoa nhất ở Newport và
Southampton, rồi thì phải ăn gì kèm với trứng cá muối trong bữa tối
(khoai tây và kem chua).

Sự phát triển của truyền thanh, phim ảnh và truyền hình cũng

giúp tăng cơ hội tìm hiểu cuộc sống của những người có địa vị cao
hơn và giả mạo một mối liên hệ với những người đó. Đến thập niên
1930, toàn bộ dân Mỹ dành khoảng 150 triệu giờ mỗi tuần ở rạp phim
và gần một tỉ giờ nghe radio. Năm 1946, 0,02 phần trăm hộ dân Mỹ sở
hữu ti vi; đến năm 2000, con số ấy là 98 phần trăm.

Phương tiện truyền thông mới tạo ra những ham muốn không chỉ

qua nội dung mà còn qua các mẩu quảng cáo chúng áp đặt cho người
xem. Từ buổi đầu thô sơ ở Mỹ vào những năm 1830, đến cuối thế kỷ
19 quảng cáo đã phát triển thành một ngành có giá trị 500 triệu đô la
Mỹ mỗi năm. Năm 1900, một tấm biển Coca-Cola khổng lồ được
dựng bên cạnh thác Niagara, trong khi một mẩu quảng cáo phấn vệ
sinh của Mermen được treo trên hẻm núi.

11.

Khi phe bảo vệ cho các xã hội hiện đại cố đưa ra một trường hợp cho
phe hoài nghi, nhiệm vụ của họ chẳng hề khó khăn: họ chỉ cần viện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.