Mối lo lắng đó thôi thúc tôi phải cố thực hiện một số những điều mới. Tôi
nghĩ điều quan trọng nhất tôi làm là nghĩ ra những cách để cho Heather biết
rằng tất cả những cảm xúc của bé bộc lộ ra đều được chấp nhận – dù cho đó là
giận dữ, dỗi hờn, hay thất vọng. Một ngày nọ tôi muộn giờ đến trường đón bé
nửa tiếng, và tôi bảo, “Con phải chờ mẹ lâu quá chắc là bực lắm nhỉ” (thay vì
thường ngày tôi sẽ nói “Cảm ơn con đã kiên nhẫn chờ mẹ, cưng”) Lần khác tôi
bảo bé “Mẹ cá là con muốn bày tỏ cho bạn con biết cảm xúc của con về việc bạn
ấ
y trễ hẹn với con!” (thay vì lệ thường tôi sẽ nói “Cưng à, người khác không ý tứ
chu đáo bằng con.”)
Tôi cũng cố rập khuôn những gì tôi muốn cho bé. Tôi bắt đầu cho phép
mình nói về những cảm xúc tiêu cực của mình thường xuyên hơn. Một bữa tôi
bảo với bé, “Lúc này mẹ đang thấy bứt rút và muốn ở một mình”. Và khi bé hỏi
mượn tôi chiếc khăn quàng mới, tôi bảo với bé là tôi không muốn cho mượn.
Tôi cố khen ngợi bé một cách khác đi. Thay vì liên tục suýt xoa việc học ở
trường của bé khiến tôi sung sướng như thế nào, tôi mô tả những gì bé đạt được
(“Bản thu hoạch này được trình bày rõ ràng và hợp lý”) và chỉ nói tới đó thôi.
Một buổi sáng nọ, vào “lần đầu tiên” Heather thành thiếu nữ. Heather đang
tắm dưới vòi sen còn tôi thì đang rửa bát đĩa. Cô bé đấm vào tường và tôi tự
động tắt vòi nước nóng mình đang dùng đi. Nhưng rồi bé hậm hực đi vào nhà
bếp và thét lên hết cỡ. “Con đã bảo mẹ đừng vặn vòi nước nóng mà. Con đã
phải tắm nước lạnh ngắt!!”
Nếu bé cư xử làm thế cách đây một tháng, chắc tôi sốc vô cùng. Chắc hẳn tôi
đã quát bé, “Heather, con đâu có hay cư xử theo cách đó!”
Nhưng lần này tôi chỉ nói, “Mẹ nghe thấy coi bộ con đang tức giận! Để mẹ sẽ
ghi chú trong bộ não của mẹ thật rõ là lần sau trở đi sẽ không mở vòi nước
nóng gì hết trong khi con đang tắm!”
Tôi dần có cảm giác rằng Heather sẽ còn “bộc lộ mình” nhiều hơn nữa trong