tương lai, và tôi chắc chắn mình sẽ không thích tất cả mọi thứ mình nghe thấy;
nhưng về lâu về dài, tôi vẫn nghĩ điều quan trọng hơn đối với bé là bé vẫn luôn
là “niềm vui của mẹ”.
Tái bút: Bây giờ bất cứ khi nào tôi nghe ai đó khoe với tôi con cái họ “tốt”
như thế nào là tôi có chút nghi ngờ.
* * *
Hôm qua tôi ở sân chơi với hai cô con gái của mình. Phải đến bốn lần tôi
nghe mình gọi Kate, (đứa lớn, 8 tuổi): “Coi chừng Wendy đó”... “Dắt em khi em
đi trên vỉa hè”... “Phải ở sát bên em nghe chưa.”
Tôi bắt đầu tự hỏi phải chăng mình đang quẳng Kate vào vai trò Cô Chị Cả
Trách Nhiệm. Đúng vậy, tôi luôn đặt quá nhiều lòng tin vào cháu, và có thể tôi
cũng đang đặt quá nhiều áp lực cho cháu. Tuy nhiên, xét về thực tế thì tôi rất
cần sự trợ giúp của cháu.
Tôi cũng bắt đầu tự hỏi phải chăng mình đối xử với Wendy (5 tuổi) như con
nít quá đáng. Tôi đã kế hoạch là sẽ không sinh thêm con nữa, cho nên tôi nghĩ
mình hạnh phúc khi đối xử với Wendy theo cách đó. Dù gì nó cũng còn nhỏ xíu
mà.
Càng nghĩ về điều đó tôi càng nhận ra rằng chắc hẳn Kate giận dữ lắm. Bấy
nay cháu đã từ chối đi bộ cùng với Wendy từ trường mẫu giáo mùa hè về nhà,
và dạo này cháu cũng không chịu đọc truyện cho em nghe nữa. Tôi cũng nhận
ra, vào tuổi Wendy, Kate đã biết tự làm mọi thứ cho mình, chẳng hạn như tự
rót sữa, trong khi Wendy thì không.
Tuy nhiên tôi chưa làm gì để điều chỉnh việc này cả, nhưng tôi đang từ từ bị
thuyết phục về những gì hai cô con gái của mình cần. Wendy cần được giúp đỡ
để trở lên tự lập hơn – cái chính là vì lợi ích của bé, nhưng cũng làm để giảm
bớt áp lực cho Kate. Và Kate cần được lựa chọn xem cháu có muốn chăm sóc
em hay không – trừ khi tôi hoàn toàn cần cháu giúp. Và có lẽ thỉnh thoảng đôi