nói điều bố muốn mà không hạ thấp con.”
Theo dõi phản ứng của Tommy thì tôi có thể thấy những gì mình vừa nói đã
giúp cháu. Nhưng tôi không để việc này trôi qua. Tôi sẽ nói chuyện với bố của
nó. Tôi cần phải chỉ ra cách làm sao để không làm cho tình hình xấu tệ đi.
Cảm ơn sự tự tin mà tôi mới phát hiện được.
* * *
Tôi mua quyển sách của tiến sĩ với giá 4 đô la tại một hiệu sách cũ và bây giờ
thành thật mà nói, nó là sự đầu tư tuyệt vời nhất mà tôi từng thực hiện. Một
trong những kỹ năng đầu tiên tôi thử áp dụng là “Mô tả những gì bạn thấy”.
Khi tôi đạt được kết quả tích cực, tôi mừng đến suýt té khỏi ghế. Con trai tôi,
Alex (4 tuổi) là đứa trẻ cứng đầu cứng cổ (cha mẹ tôi hay gọi nó là “thằng đầu
bò”), sự việc này cho tôi có nhiều cơ hội áp dụng những ý kiến trong quyển
sách của tiến sĩ.
Rồi đến chương “Giải phóng vai trò”, “Giải quyết vấn đề” cũng giúp tôi: bất
cứ khi nào tôi tham dự chương trình sinh hoạt chung tại trường mẫu giáo của
Alex, tôi đều nhận thấy giáo viên càng ngày càng tức giận với nó, nhất là khi nó
không chịu hòa nhập vào nhóm ca hát hay bất cứ nhóm gì không cuốn hút nó.
Nếu Alex chán nản hay bất an, thật khó cho nó ngồi im. Nó sẽ ngọ nguậy, quay
qua quay lại, chạy quanh, đi xà quần. Cô giáo nó liên tục phải gọi tên nhắc nhở,
“Alex, ngồi xuống... Alex, ngưng ngay!... Alex!!!” Tôi thấy nó bị quàng vào vai
trò “Kẻ gây rối”.
Một ngày nọ, sau khi tan trường tôi trò chuyện với nó xem nó không thích
gì và thích gì về chương trình đó. Hóa ra là nó phát mệt vì phải hát bài “ Old
McDonald
” và phải nghe đi nghe lại mấy câu chuyện. Nhưng nó rất khoái làm
đồ thủ công và chơi trò chơi vận động.
Sau đó tôi bảo nó thật khó cho cô giáo dạy hát hoặc kể chuyện cho tất cả học
sinh khi một đứa trẻ chạy quanh và phá rối lớp. Tôi đang định bảo nó lập danh