sách một số giải pháp thì, bất thình lình, nó nói: “Được rồi mẹ, con sẽ quậy
tưng ở sân chơi sau giờ học!”
Tôi nuốt ực nước miếng “Mẹ thấy hay đấy”. Và từ đó trở đi, cô giáo không
còn có gì phàn nàn nữa. Càng áp dụng những kỹ năng mới này với con trai, thì
tôi càng thấy những thay đổi ở nó. Cứ như thể một cậu bé mới vừa bước ra vậy.
* * *
Chuyên gia tư vấn trường tiểu học đề cử cuốn How to talk so kids will listen...
(Nói sao cho trẻ chịu nghe...)
khi chúng tôi đang gặp những vấn đề về hành vi với
thằng con trai 6 tuổi của mình.
Sau khi tôi đọc quyển sách, mượn băng video ở văn phòng Mở của đại học
Michigan gần đó, và tự học những kỹ năng làm cha mẹ, nhiều người bạn của
tôi nhận thấy có sự thay đổi ở con trai chúng tôi rõ đến nỗi họ hỏi tôi đã làm gì
mà tạo nên được sự khác biệt trong hành vi của nó và trong mối quan hệ của
tôi với nó. (Nó đã chuyển từ việc hay nói “Con ghét mẹ. Con ước gì không phải
là con của mẹ” sang “Mẹ, mẹ là người bạn tốt nhất của con.”)
Sau khi kể cho những người bạn nghe về quyển sách, họ bảo tôi dạy họ. Tôi
có thể tìm tất cả những tài liệu cần thiết từ văn phòng Mở của đại học Michigan
– băng video và sách bài tập – và dạy một khóa sáu tuần cho một lớp gồm 12
phụ huynh (có cả chồng tôi!). Thỉnh thoảng, sau đó, văn phòng Mở của đại học
Michigan đề nghị tôi mở rộng lớp học cho công chúng lần nữa, và tôi đồng ý.
Tôi dạy loạt chương trình đó đến nay đã nhiều năm và đã chứng kiến những
thay đổi thần kỳ theo chiều tốt đẹp trong cuộc sống của những đứa trẻ có cha
mẹ tham dự những buổi hội thảo.
Gần đây tôi để ý thấy một số phụ huynh phải mất thời gian lâu hơn mới
quán triệt được tinh thần của chương trình. Họ chịu rất nhiều áp lực và họ
muốn có câu hỏi nhanh. Có lẽ họ bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên gần đây
rằng nếu họ không nghiêm khắc (đòn roi, trừng phạt) để làm cho con họ thay