biết
là nó sẽ mọc ra, con vẫn ao ước ai đó chịu nghe con khi con nói con chỉ
muốn cắt đi hai phân thôi.”
Bằng cách mở đầu câu khẳng định của bạn bằng cho dù con đã bi ế t , bạn
khen ngợi sự thông minh của con gái bạn, đồng thời bày tỏ ý kiến của bạn mà
không hạ thấp cháu.
“T
ạ i sao con...?” “T ạ i sao con không...?”
Một số phụ huynh phàn nàn rằng họ cảm thấy khi họ cố gắng để hiểu về con
cái họ thì chỉ nhận được phản hồi chống đối ở trẻ.
Là một người mẹ kế mới về nhà chồng, tôi nhận thức rõ việc không được la mắng
chỉ trích các con chồng là quan trọng đến thế nào. Tôi để việc kỷ luật cho cha của
chúng đảm trách. Nhưng khi ông ấy đi công tác xa và giáo viên gửi thư nhắn về báo
rằng con trai chồng tôi đã quá hạn nộp bản thu hoạch thì tôi biết mình cần phải xử
lý vụ này. Rất bình tĩnh, và với thái độ thân thiện, tôi hỏi cháu tại sao cháu không
nộp bản báo cáo đúng hạn, bất thần cháu đùng đùng nổi giận với tôi. Tại sao lại
vậy?
Bất kỳ câu nói nào bắt đầu bằng “ tại sao con thế này hoặc tại sao con không
thế kia”
có thể được hiểu như một lời buộc tội. Câu hỏi này ép buộc đứa trẻ phải
nghĩ đến những khuyết điểm của nó. Ẩn bên dưới câu hỏi “Tại sao con không”
rất thân thiện của bạn, đứa trẻ sẽ nghe thành “Đó chẳng phải là tại vì con là
một đứa trẻ lười nhác, vô tổ chức, vô trách nhiệm, vô vọng, hay trì hoãn sao?”
Giả sử lúc này đứa trẻ đó đang đứng ngay trước mặt bạn. Nó sẽ trả lời bạn
như thế nào? Nó đã bị đặt ra hai lựa chọn không thể nào thỏa mãn được. Hoặc
là nó nói ra khiếm khuyết của nó, hoặc là nó cố tự vệ và kiếm cớ bào chữa: “Bởi
vì đề bài không rõ ràng... bởi vì thư viện đóng cửa, v.v...” Dù là trả lời thế nào
thì nó đều trở nên giận dữ với chính nó, và càng giận dữ hơn với bạn, nó rất ít
có khuynh hướng nghĩ đến cách làm thế nào để cứu vãn tình huống này.
Bạn có thể thay thế bằng câu gì để có thể dẫn dắt trẻ phản hồi không tự vệ?