Bạn có thể chuyển giao vấn đề cho con trai chồng của bạn tự giải quyết và bày
tỏ cho nó sự ủng hộ của bạn. Khi đưa cho nó đọc mẩu thư nhắn của cô giáo, bạn
có thể nói:
“Cái thư này ghi là gửi cho mẹ và ba, nhưng con là người sẽ biết cách xử lý
nó như thế nào. Nếu có gì ngăn cản con bắt đầu và kết thúc bài thu hoạch, hoặc
nếu con muốn ai đóng góp ý kiến gì thì có mẹ ở đây.”
Vì việc cách ly
Nhiều phụ huynh thất vọng khi đọc quyển sách này từ đầu đến cuối mà
không thấy đề cập đến việc “cách ly”. Ban dầu chúng tôi rất lúng túng vì nhận
xét này. Chúng tôi đã nuôi dạy 6 đứa con của mình mà không bắt đứa nào phải
cách ly cả. Dần dần chúng tôi mới nhận ra rằng: có một làn sóng ngầm những
quyển sách, những bài báo trên tạp chí ủng hộ cách ly như là một phương
pháp kỷ luật, một giải pháp nhân đạo thay thế cho roi vọt, và giới thiệu cho
phụ huynh cách thực hiện thủ tục đó như thế nào thì thành công.
Làm sao mà chúng tôi lại không để ý đến phương pháp đó? Lời giải thích
xác đáng nhất về cách ly là thế này: Bằng cách đem đứa trẻ cư xử không đúng
đắn vào một không gian hay một nơi khác, một nơi không có gì để làm xao
nhãng tâm trí nó – không sách, không đồ chơi, hoặc không game – và nhất
quyết bắt nó ngồi đó trong một khoảng thời gian cụ thể (một phút trong mỗi
năm cuộc đời nó chẳng hạn), đứa trẻ chẳng bao lâu sẽ nghiệm ra lỗi của nó và
trở lại cư xử tốt như đã được uốn nắn.
Nhưng càng suy nghĩ về điều đó, càng đọc tất cả những khác biệt về nó, thì
chúng tôi càng ít có cảm tình với nó. Với chúng tôi, cách ly không phải là đổi
mới hay cách tân gì, mà là một phiên bản lỗi thời của một lề thói cổ hủ, bắt đứa
trẻ “hư” ra đứng ở góc nhà.
Chúng tôi tự hỏi, giả sử Billy đánh em gái nó bởi vì nhỏ em cứ níu cánh tay
nó trong khi nó đang vẽ và mẹ nó, trong cơn tức giận, đã đẩy nó tới ngồi “đếm