chúng mặc rách rưới hay cho chúng ăn thức ăn nhanh. Thì đây cũng vậy thôi, hà
cớ gì chúng ta phải nói chuyện với chúng theo cách không lành mạnh – nhất là nếu
có sự lựa chọn ở đâu đó? Con cái chúng ta xứng đáng điều tốt nhất từ cả hai chúng
ta.”
Tôi cố lôi kéo chồng bằng cách hỏi anh ấy cho lời khuyên về cách tốt nhất để xử lý
những tình huống nhất định với hai thằng con của chúng tôi. Tôi nói đại loại,
“Anh, em cần bàn cái này với anh. Đây là lĩnh vực em không có kinh nghiệm, vì
em không bao giờ là cậu bé cả. Điều gì khiến anh thấy muốn hợp tác hơn – nếu mẹ
anh nói thế này với anh hay nếu bà ấy nói thế kia?” Thường thường anh ấy trả lời
ngay lập tức, nhưng đôi khi anh ấy suy nghĩ và đưa ra những đề nghị mà tôi không
bao giờ nghĩ ra.
Vợ tôi rất ghét khi tôi bảo cô ấy nên nói gì và nên nói như thế nào. Tốt nhất tôi cứ
việc dùng những kỹ năng một mình và không nói gì hết. Chắc chắn cũng có gì đó
ảnh hưởng sâu sắc đến cô, bởi vì có một buổi sáng khi chúng tôi vội vã chuẩn bị
đi làm thì con gái tôi không chịu mặc áo khoác của nó. Thay vì tranh luận thì vợ
tôi cho nó lựa chọn. Vợ tôi bảo nó muốn mặc thường hay muốn mặc ngược . Con
gái tôi bật cười khúc khích vì cái từ mặc ngược và sau đó chúng tôi êm thấm đi ra
khỏi nhà.
Uy lực của sự vui đùa
Nhiều phụ huynh trách cứ chúng tôi sao không có một chương nói về sự
khôi hài. Để biện hộ, chúng tôi giải thích rằng khi chúng tôi viết chương
Khuyến Khích Sự Hợp tác chúng tôi thật sự tranh luận “thuận và chống” về việc
có nên bao gồm sự khôi hài vào quyển sách này không. Chúng tôi biết rằng
hành xử cách gì đó khác lạ và bất ngờ có thể làm thay đổi tâm trạng người khác
từ phát điên đến vui vẻ chỉ trong vài giây. Nhưng làm sao chúng tôi yêu cầu
phụ huynh phải “khôi hài” cho được trong khi còn bao nhiêu việc khác cần phải
làm. Vì vậy chúng tôi đã tự giới hạn sự khôi hài trong hai đoạn ngắn mà thôi.
Đó là sai lầm lớn của chúng tôi. Chúng tôi nhận ra phụ huynh rất có óc hài
hước. Kể cả những người không tin là mình có thể khôi hài.