NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 11

nói: “Ở đây con không cần phải vẽ những bức tranh đẹp. Nếu thích con có thể

vẽ những bức tranh xấu cũng được.” Một nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt

Nancy, bởi cô bé đã có câu trả lời cho câu hỏi thực sự của mình: “Điều gì xảy

ra nếu cô bé vẽ không đẹp?”

Tiếp đó Nancy nhặt một món đồ chơi là một chiếc xe cứu hỏa đã hỏng lên và

hỏi: “Ai đã làm hỏng chiếc xe này vậy?” Mẹ cô bé đáp lời: “Ai làm hỏng

chiếc xe đó thì có gì quan trọng với con thế, con có biết ai ở đây đâu.”

Thế nhưng thực ra Nancy không tò mò về một cái tên. Cô bé muốn biết ở đây

chuyện gì sẽ xảy ra với những đứa trẻ làm hỏng đồ chơi. Hiểu được ẩn ý đó,

cô giáo đã đưa ra một câu trả lời hết sức hợp lý: “Đồ chơi là để chơi mà.

Thỉnh thoảng chúng cũng bị hỏng. Đó là chuyện bình thường vẫn xảy ra

thôi.”

Nancy có vẻ hài lòng. Kỹ năng phỏng vấn đã giúp cô bé có được những thông

tin cần thiết: “Người lớn này” rất tốt, cô ấy không hay nổi giận, ngay cả khi ai

đó vẽ một bức tranh không đẹp hay làm hỏng đồ chơi. Mình không cần phải

sợ hãi, ở đây sẽ an toàn. Và thế là Nancy chào tạm biệt mẹ, tới nắm tay cô

giáo để bắt đầu ngày đầu tiên của mình ở trường mẫu giáo.

Carol, 12 tuổi, là một cô bé rất hay cáu kỉnh và mau nước mắt. Người em họ

mà cô bé rất yêu quý chuẩn bị trở về nhà sau khi chơi cùng nhau suốt mùa hè.

Nhưng cách phản ứng của mẹ đã khiến nỗi buồn của cô bé không được cảm

thông, chia sẻ.

CAROL (nước mắt lưng tròng): Susie sắp đi rồi. Con sẽ lại phải ở một mình.

MẸ: Rồi con sẽ tìm thấy một người bạn khác.

CAROL: Sẽ chẳng có ai chơi với con nữa cả.

MẸ: Rồi con sẽ vượt qua được thôi.

CAROL: Ôi mẹ! (khóc nấc lên)

MẸ: Sao con đã 12 tuổi rồi mà vẫn còn khóc nhè như em bé thế.

Carol đưa mắt nhìn mẹ một cách thất vọng rồi trốn vào phòng mình, đóng sập

10

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.