NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 12

cửa lại. Câu chuyện trên đáng ra đã có thể kết thúc tốt đẹp hơn. Cảm xúc của

con trẻ cần được xem xét một cách nghiêm túc cho dù tình huống xảy ra cũng

không đến nỗi nghiêm trọng. Đối với mẹ của Carol, một cuộc chia tay cuối

mùa hè chỉ là một sự xáo trộn quá nhỏ, không đáng phải rơi nước mắt, nhưng

cô không nên phản ứng một cách thiếu cảm thông như vậy. Cô có thể tự nhủ

với mình rằng: “Carol đang buồn. Cách tốt nhất để giúp con bé là cho nó biết

rằng mình hiểu điều gì đang làm nó tổn thương. Nhưng mình phải làm thế

nào?” Bằng cách phản ánh lại cảm xúc của con, cô đã có thể chọn một trong

những cách nói sau:

“Không có Susie sẽ thật buồn con nhỉ.”

“Cô bé còn chưa đi mà con đã thấy nhớ rồi phải không.”

“Thật khó mà chia tay khi các con đã quá thân nhau.”

“Không có Susie chắc con cảm thấy nhà mình trống trải lắm.”

Những cách phản ứng như vậy sẽ củng cố sự thân thiết giữa cha mẹ và con

cái. Khi trẻ cảm thấy được thấu hiểu, những cô đơn và tổn thương mà chúng

phải chịu đựng sẽ biến mất. Khi trẻ cảm thấy được thấu hiểu, tình yêu của

chúng dành cho cha mẹ sẽ trở nên sâu nặng hơn. Sự cảm thông của cha mẹ

đối với trẻ luôn đóng vai trò là phương thức sơ cứu tinh thần trước những cảm

xúc tiêu cực.

Thừa nhận và nói lên nỗi thất vọng của một đứa trẻ sẽ mang lại sức mạnh cần

thiết để chúng đối mặt với thực tế.

Cô bé Alice, 7 tuổi, đã lên kế hoạch dành cả buổi chiều để chơi với cô bạn

thân Lea. Nhưng bỗng nhiên cô nhớ ra rằng Hội Brownie cũng họp mặt vào

buổi chiều hôm đó. Và cô bé bắt đầu khóc.

MẸ: Ôi, con rất thất vọng phải không. Con đang mong được chơi với Lea

buổi chiều nay mà.

ALICE: Vâng. Sao Hội Brownie không thể họp mặt vào một ngày khác được

cơ chứ?

Nước mắt ngừng rơi. Alice đi gọi điện cho Lea và hẹn cô bạn đến chơi vào

11

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.