một ngày khác. Sau đó cô bé đi thay quần áo và chuẩn bị sẵn sàng cho buổi
họp mặt.
Sự thấu hiểu và thông cảm của mẹ Alice đã giúp cô bé đối mặt với những
mâu thuẫn và thất vọng không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Cô đã xác định
đúng cảm xúc cũng như mong muốn của Alice và không hề xem nhẹ tình
huống xảy ra. Cô không nói: “Sao con phải rối lên như vậy! Con sẽ chơi với
Lea vào một ngày khác mà. Có chuyện gì to tát đâu nào?”
Cô đã thận trọng tránh không nói những điều sáo rỗng như: “Ồ, làm sao con
có thể cùng lúc ở cả hai chỗ được.” Cô cũng không lên án hay kết tội con
mình: “Sao con có thể hẹn bạn đến chơi khi biết rằng thứ Tư là ngày của Hội
Brownie chứ?”
Mẩu hội thoại ngắn sau đây cho thấy người cha đã làm con trai mình bớt giận
chỉ bằng cách đơn giản là xác nhận cảm xúc và lời than phiền của cậu bé.
Bố của David thường phải đi làm ca đêm và chăm sóc nhà cửa vào ban ngày
trong khi mẹ cậu đi làm. Một hôm, khi vừa đi chợ về, anh thấy cậu con trai 8
tuổi của mình có vẻ rất giận dữ.
BỐ: Ta thấy một cậu bé đang giận dữ, thực ra là rất giận dữ.
DAVID: Con đang giận đấy, rất giận là khác.
BỐ: Sao thế con?
DAVID: (lặng người nói) Con nhớ bố. Bố chẳng bao giờ ở nhà khi con đi học
về cả.
BỐ: Bố rất mừng vì con đã kể cho bố. Giờ thì bố biết rồi. Con muốn bố ở nhà
mỗi khi con đi học về phải không?
David ôm cổ bố rồi chạy ra ngoài chơi. Bố cậu bé đã biết cách làm thay đổi
tâm trạng của con trai. Anh không lấp liếm bằng cách giải thích tại sao mình
không thể ở nhà: “Bố còn phải đi chợ. Con sẽ ăn gì nếu bố không đi mua thức
ăn?” Anh không hỏi: “Tại sao con lại giận dữ thế?” mà thay vào đó, anh thừa
nhận cảm xúc và sự trách móc của con trai mình.
12