NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 127

Trong những lúc vội vã trẻ lại thường rất từ tốn. Chúng chống đối lại sự giục

giã của người lớn bằng sự chậm rãi hiếm thấy. Điều tưởng như vô nghĩa này

thực ra lại là thứ vũ khí vô cùng hiệu quả để trẻ chống lại sự ngặt nghèo của

thời gian biểu không phải do chúng đặt ra.

Trẻ không nên bị giục giã. Thay vào đó, chúng cần được cho một giới hạn

thời gian thực tế và sau đó là cơ hội được thử thách bản thân với việc hoàn

thành nhiệm vụ đúng giờ:

“Xe đưa đón của trường tới trong mười phút nữa.”

“Bộ phim sẽ bắt đầu vào lúc một giờ. Bây giờ là mười hai rưỡi rồi.”

“Cả nhà sẽ ăn tối lúc bảy giờ. Giờ là sáu rưỡi rồi.”

“Bạn con sẽ đến đây trong 15 phút nữa.”

Thông báo ngắn gọn sẽ truyền đạt tới trẻ rằng việc trẻ đúng giờ là điều chúng

ta mong đợi và cũng là chuyện đương nhiên. Đôi khi mong đợi tích cực sẽ

phát huy hiệu quả. Ví dụ, chúng ta có thể đề nghị: “Ngay khi con chuẩn bị sẵn

sàng để tới trường, con có thể xem hoạt hình cho tới khi chúng ta rời khỏi

nhà.”

Bữa sáng: Không nên có món răn dạy đạo đức

Bữa sáng không phải là thời điểm phù hợp để dạy trẻ triết lý về vạn vật, các

nguyên tắc đạo đức hay cách cư xử lịch sự. Đó là thời gian thích hợp để cha

mẹ chuẩn bị cho con những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và giúp chúng tới

trường đúng giờ.

Nói chung, bữa sáng là phần khó khăn nhất trong ngày. Cả cha mẹ và con cái

đều đang còn buồn ngủ và rất dễ nổi cáu; khi đó, tranh luận sẽ dễ dàng dẫn

đến sự chỉ trích và quy kết lẫn nhau, như ví dụ minh họa sau:

DEBBIE (đang lục lọi tủ lạnh, bỏ qua hết cái này đến cái kia): Có gì cho bữa

sáng thế ạ? Chẳng bao giờ tìm được thứ gì ăn được trong nhà này cả. Mẹ

không bao giờ mua thứ gì mà con thích!

MẸ (bực bội và muốn phản công): Mẹ không bao giờ mua cho con thứ mà

126

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.