Nhưng rồi tôi cố gắng dập tắt ngọn lửa do chính mình châm ngòi, giống như
một người đàn ông thông minh biết làm cách nào để không bị rơi xuống một
cái hố bẫy. Gần đây tôi quyết định cư xử giống một người khôn ngoan hơn là
một người thông minh. Thay vì trách mắng khi con cái mắc lỗi, tôi giúp đỡ
chúng. Đứa con trai 8 tuổi của tôi, Paul, rất thích tự chuẩn bị bữa sáng. Ngày
hôm đó, tôi nghe tiếng thằng bé khóc thút thít ở trong bếp. Nó đang đập hai
quả trứng để ốp la thì một quả lại rơi vỡ trên sàn. Thay vì la hét: ‘Hãy nhìn
xem con đã làm cái gì thế này! Thật là bừa bãi! Tại sao con không cẩn thận
hơn?’ tôi chỉ nói: xml:lang=“he-IL”>‘Ôi, con đã thức dậy thật yên lặng, tự
làm cho mình hai quả trứng xinh đẹp, thế mà một quả lại rơi vỡ thế này.”
PAUL (ngoan ngoãn): Vâng.
BỐ: Con đói à?
PAUL (nhìn vui vẻ hơn): Nhưng chỉ còn một quả trứng trên đĩa thôi.
BỐ: Trong khi con ăn quả trứng đó, bố sẽ làm một quả nữa cho con nhé.
Than vãn: Đối phó với nỗi thất vọng
Cha mẹ liên tục phải đối phó với những lời than vãn của trẻ. Điều đó khiến họ
bực bội. Để kiềm chế cơn giận xml:lang=“he-IL”>cũng như tránh không bị
kéo vào một cuộc tranh cãi hay một tình thế phải tự vệ, cha mẹ cần học đáp
lại những lời than vãn của trẻ bằng cách thừa nhận chúng. Ví dụ:
SELMA: Mẹ chẳng bao giờ mua cho con bất cứ thứ gì.
MẸ: Con muốn mẹ mua cho con thứ gì đó sao?
xml:lang=“he-IL”>Đừng nói: Sao con có thể nói vậy trong khi chỉ vừa mới
tuần trước, mẹ đã mua cho con bao nhiêu là bộ đồ đẹp? Con không bao giờ
trân trọng bất cứ điều gì mẹ làm cho con. Đó là vấn đề của con!
JULIAN: Bố chẳng bao giờ đưa con đi đâu cả.
BỐ: Con muốn đi đâu à?
Đừng nói: Làm sao bố có thể làm thế khi đi đâu con cũng gây chuyện.
ZACHARY: Lúc nào mẹ cũng đến muộn.
128