MẸ: Con không thích đợi mẹ ư?
Đừng nói: Còn con thì không bao giờ muộn à? Con chỉ không muốn nhớ
những lần mẹ đợi con thôi.
JESSICA: Bố chẳng quan tâm chuyện gì xảy ra với con cả.
BỐ: Con ước bố có mặt mỗi khi con ngã hay khi con cần bố phải không?
Đừng nói: Làm sao con có thể nói như vậy khi bố đã hy sinh rất nhiều để
khiến con được hạnh phúc?
“Không bao giờ” và “luôn luôn” là những từ trẻ yêu thích. Chúng sống trong
thế giới của những điều tuyệt đối. Nhưng bằng cách tự kiềm chế để bản thân
không sử dụng những cách diễn đạt đó, cha mẹ có thể dạy cho trẻ biết rằng
đen và trắng không phải là gam màu phổ biến duy nhất của cuộc sống.
Mặc quần áo: Trận chiến với dây giày
Trong nhiều gia đình, cha mẹ và con cái bị vướng vào những cuộc chiến dai
dẳng lặp đi lặp lại mỗi ngày chỉ vì chuyện cái dây giày. Một ông bố tâm sự:
“Khi nhìn con trai đi giày mà không buộc dây, tôi bực bội vô cùng. Tôi muốn
biết liệu chúng tôi có nên bắt thằng bé buộc dây giày lại hay cứ để nó đi lại
trong bộ dạng cẩu thả đó? Phải chăng vào những phút con cái đang vui vẻ,
chúng ta không nên dạy bảo chúng về trách nhiệm?” Tốt nhất là không nên
trói buộc việc giáo huấn về trách nhiệm với chuyện buộc dây giày; hãy tránh
cãi cọ bằng cách mua cho trẻ một đôi giày lười hoặc buộc dây giày cho trẻ mà
không nói thêm gì. Chúng ta có thể an tâm rằng sớm hay muộn lũ trẻ sẽ học
được cách buộc dây giày thật chắc, trừ khi những đứa trẻ cùng trang lứa với
chúng không làm như thế.
Trẻ em không nên diện những bộ quần áo đắt tiền nhất mà chúng có đến
trường. Chúng không nên phải lo lắng giữ áo quần luôn sạch sẽ. Chạy nhảy và
chơi đùa một cách thoải mái nên được ưu tiên hơn là vẻ bề ngoài gọn gàng,
chỉn chu. Khi trẻ đi học về với quần áo bị vấy bẩn, cha mẹ có thể nói: “Có vẻ
như hôm nay con đã có một ngày bận rộn. Nếu con muốn thay đồ thì có một
chiếc áo khác trong tủ đấy.” Thật chẳng ích gì khi nói cho trẻ chúng luộm
129