NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 16

chúng

Giao tiếp với con cái nên dựa trên sự tôn trọng và cần phải có kỹ năng. Nó đòi

hỏi (1) thông điệp mà nó truyền tải phải bảo toàn được lòng tự tôn của con cái

cũng như cha mẹ và (2) lời bày tỏ sự cảm thông phải đến trước những lời

khuyên nhủ hay dạy bảo.

Eric, 9 tuổi, trở về nhà trong tâm trạng đầy tức giận. Cả lớp cậu đã dự định sẽ

đi picnic, nhưng trời lại đổ mưa. Bố cậu bé quyết định sẽ dùng một cách mới.

Khác với những lần trước, anh cố không dùng những lời sáo rỗng như: “Khóc

thì có ích gì đâu con khi mà trời đã mưa rồi. Các con sẽ đi chơi vào những

ngày khác. Con biết là bố không làm cho trời mưa, vậy tại sao con lại tức giận

với bố chứ?”

Thay vào đó, bố Eric tự nhủ, con trai mình đang rất xúc động vì lỡ mất buổi

picnic. Nó thất vọng và đang chia sẻ nỗi thất vọng đó với mình bằng cách tỏ

ra tức giận. Nó được quyền thể hiện cảm xúc của bản thân. Cách tốt nhất để

giúp con lúc này là thể hiện sự thông cảm và tôn trọng cảm xúc của nó.

BỐ: Trông con có vẻ chán nản.

ERIC: Vâng!

BỐ: Con rất muốn đi picnic phải không?

ERIC: Vâng, chắc chắn rồi.

BỐ: Con đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ thế mà trời lại mưa nhỉ.

ERIC: Vâng, đúng thế đấy ạ.

Một giây im lặng rồi Eric nói: “Rồi sẽ có những chuyến picnic khác bố ạ.” Sự

giận dữ dường như biến mất và cậu bé tỏ ra khá hợp tác trong suốt buổi chiều

hôm đó. Thường thì khi Eric trở về nhà trong tâm trạng giận dữ, cả nhà sẽ rối

tung lên. Sớm muộn gì cậu bé cũng chọc tức tất cả các thành viên trong gia

đình. Bình yên chỉ trở lại khi cậu bé chịu đi ngủ lúc đã rất khuya. Vậy phương

pháp mới này có gì đặc biệt và nó hữu dụng ở những điểm nào?

Khi trẻ đang trải qua những cảm xúc mạnh mẽ, chúng thường không thể lắng

15

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.