NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 18

JEFFREY: Nhưng con đã nói với cô: “Cô Jones ơi, con tin cô có thể tìm ra ai

đã làm ồn nên cô không cần phải phạt cả lớp đâu ạ.”

MẸ: Ôi trời ơi, chàng trai 9 tuổi của mẹ đã giúp cô giáo nhận ra rằng phạt cả

lớp chỉ vì một vài người cư xử không đúng là không công bằng!

JEFFREY: Vậy mà nó chẳng có tác dụng gì mẹ ạ. Nhưng ít nhất thì sau đó cô

giáo cũng mỉm cười, lần đầu tiên trong ngày đấy.

MẸ: Ồ, con không làm cô thay đổi quyết định, nhưng chắc chắn đã làm tâm

trạng cô khá hơn đấy.

Bằng cách lắng nghe, tôn trọng cảm xúc của con trai, thừa nhận quan điểm

của cậu bé và đáp lại bằng cách động viên nỗ lực tìm ra cách giải quyết vấn

đề của con, mẹ của Jeffrey đã giúp tâm trạng cậu bé khá hơn và làm cậu nguôi

giận.

Vậy làm thế nào để biết được cảm xúc của con cái? Chúng ta có thể quan sát

và lắng nghe chúng, hoặc cũng có thể dựa vào trải nghiệm của bản thân.

Chúng ta biết trẻ sẽ cảm thấy thế nào khi bị làm bẽ mặt trước đông người và

có mặt những đứa cùng trang lứa. Chúng ta cần nói sao cho trẻ biết được ta

hiểu chúng đã phải trải qua những gì. Một trong những câu nói sau sẽ rất có

hiệu quả:

“Chắc con phải cảm thấy xấu hổ lắm.”

“Chắc là điều đó phải khiến con giận lắm.”

“Chắc lúc đó con phải thấy ghét cô giáo lắm.”

“Chắc là điều đó làm con buồn lắm.”

“Thật là một ngày tồi tệ.”

Thật không may, khi đối mặt với hành vi không đúng mực của con cái, cha

mẹ không nhận thức được rằng chính cảm xúc tiêu cực là nguồn cơn của

những hành vi đó. Cần phải xử lý cảm xúc trước thì hành vi của trẻ mới có

thể được cải thiện.

Như mẹ của cậu bé Ben 12 tuổi kể lại: “Hôm qua khi tôi vừa đi làm về, còn

17

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.