chưa kịp cởi áo khoác thì con trai tôi đã chạy ra khỏi phòng của nó và bắt đầu
phàn nàn về cô giáo: ‘Cô bắt con làm nhiều bài tập quá, chắc cả năm con
cũng không thể làm hết được. Làm sao đến sáng mai con viết được một bài
thơ đây? Mà con còn nợ một truyện ngắn từ tuần trước nữa chứ. Hôm nay cô
giáo đã hét lên với con. Chắc cô ấy phải ghét con lắm!’
Tôi đã mất bình tĩnh và hét lên với con: ‘Sếp của mẹ cũng khó chịu như cô
giáo của con đấy nhưng con có nghe mẹ phàn nàn bao giờ đâu. Chẳng trách
cô ấy lại mắng con. Con chẳng bao giờ hoàn thành bài tập về nhà cả. Con chỉ
lười biếng thôi. Hãy thôi cằn nhằn và bắt đầu làm bài tập ngay đi nếu không
con sẽ chả làm được gì đâu.’
“Chuyện gì xảy ra sau khi cô tỏ thái độ giận dữ với con?” Tôi hỏi.
“Ồ, nó đùng đùng trở về phòng, khóa trái cửa và không chịu xuống ăn tối.”
“Điều đó làm cô cảm thấy thế nào?” Tôi hỏi.
“Kinh khủng. Nó làm hỏng cả buổi tối. Mọi người đều bực bội. Tâm trạng cả
nhà đều rất chán ngán. Tôi cảm thấy có lỗi nhưng không biết phải làm thế
nào.”
“Thế cô nghĩ con trai cô cảm thấy thế nào?” Tôi hỏi.
“Có thể là nó tức giận với tôi, sợ cô giáo, thất vọng và quá bực bội đến nỗi
không thể tập trung vào làm bài tiếp được. Tôi đã không giúp được gì cho con
nhưng tôi không thể chịu được khi nó cứ phàn nàn mãi mà không cố gắng làm
bài của mình.”
Nếu như Ben có thể thể hiện cảm xúc của mình thay vì phàn nàn thì có lẽ toàn
bộ sự việc đã không diễn ra như vậy. Nếu như cậu bé nói: “Mẹ, con sợ phải
đến trường ngày mai lắm, con phải viết một bài thơ và một truyện ngắn trong
khi con lại quá bực bội nên không thể tập trung được,” thì có lẽ mẹ cậu đã có
thể thông cảm với con bằng cách thừa nhận tình huống khó khăn của cậu bé:
“Ừ, con sợ con sẽ không thể viết được một bài thơ và một truyện ngắn trước
sáng mai phải không. Thảo nào con cảm thấy căng thẳng như vậy.”
Đáng tiếc, cả cha mẹ lẫn con cái đều không quen với việc chia sẻ cảm xúc của
18