NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 17

nghe ai cả. Chúng không thể chấp nhận lời khuyên, an ủi hay góp ý mang tính

xây dựng. Chúng muốn chúng ta hiểu điều gì đang diễn ra bên trong con

người chúng và chúng đang cảm thấy thế nào vào giây phút đó. Hơn nữa,

chúng muốn được cảm thông mà không cần phải trình bày đầy đủ sự việc vừa

trải qua. Đó là một câu đố trong đó bọn trẻ chỉ tiết lộ một chút những gì

chúng cảm thấy. Ta phải đoán ra phần còn lại.

Khi trẻ nói với chúng ta: “Cô giáo mắng con,” ta không cần phải hỏi chi tiết

thêm làm gì, cũng không cần nói: “Con đã làm gì mà lại bị thế? Nếu cô giáo

mắng con thì chắc chắn là con đã làm gì sai rồi. Vậy con đã làm gì?” Thậm

chí chúng ta cũng không cần nói: “Ôi mẹ xin lỗi.” Ta chỉ cần cho trẻ biết rằng

ta hiểu cảm xúc đau đớn, xấu hổ và tức giận của chúng.

Ngày nọ, cô bé Anita, 8 tuổi, trở về nhà trong tâm trạng vô cùng tức giận:

ANITA: Con sẽ không trở lại trường nữa đâu.

MẸ: Trông con có vẻ bực bội. Con có muốn nói cho mẹ biết chuyện gì

không?

ANITA: Cô giáo xé bài làm của con. Con đã làm bài rất chăm chỉ, thế mà cô

giáo chỉ nhìn rồi xé luôn đi.

MẸ: Mà không được con đồng ý à? Chẳng trách con lại tức giận đến vậy.

Mẹ Anita cố nén không đưa ra lời bình luận hay câu hỏi nào nữa. Cô biết rằng

nếu muốn con gái mình nguôi cơn giận thì cô cần trò chuyện với cô bé bằng

sự thấu hiểu và chia sẻ.

Một ví dụ khác: cậu bé Jeffrey, 9 tuổi, trông rất buồn bã khi đi học về.

JEFFREY (phàn nàn): Cô giáo khiến cả ngày hôm nay của con thật tồi tệ.

MẸ: Trông con mệt quá.

JEFFREY: Có hai đứa đang làm ồn trong thư viện mà cô giáo lại không biết

là ai, thế là cô phạt tất cả bọn con phải ở trong hội trường gần hết cả ngày.

MẸ: Cả lớp phải đứng im trong hội trường cả ngày mà không học hành gì ư!

Thảo nào trông con mệt thế.

16

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.