NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 22

bánh mì cháy này có gì tương đồng với cách các bạn cư xử với con cái không

nhé.

A: Tôi hiểu điều anh định nói rồi. Tôi thường xuyên nói với con mình: “Con

đã đủ lớn để biết phải làm cái này, con đã đủ lớn để biết phải làm cái kia rồi.”

Việc này đã khiến con tôi tức giận. Nó vẫn luôn như vậy mà.

B: Tôi luôn nói với con gái: “Để mẹ chỉ cho con cách làm cái này hay cái

kia.”

C: Tôi đã quá quen với việc bị chỉ trích đến nỗi nó trở thành bản tính. Tôi

dùng chính xác những lời mà mẹ tôi vẫn thường dùng để lên án tôi khi còn

nhỏ. Tôi đã rất ghét bà vì điều đó. Hồi bé tôi chẳng làm cái gì ra hồn, mẹ tôi

lại còn làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.

TRƯỞNG NHÓM: Và bạn thấy chính mình cũng đang dùng những từ ngữ

tương tự với con gái?

C: Vâng. Tôi không thích thế chút nào. Tôi cũng ghét chính mình mỗi khi tôi

làm thế với con.

TRƯỞNG NHÓM: Cùng xem chúng ta học được điều gì từ câu chuyện bánh

mì cháy nhé! Điều gì có thể làm thay đổi những cảm xúc tồi tệ của chúng ta

thành tình cảm yêu thương trìu mến?

B: Nếu có ai đó hiểu và thông cảm với bạn.

C: mà không lên án hay đổ lỗi cho bạn.

A: và không chỉ dạy bạn phải làm thế nào.

Đoạn trích này (trong cuốn Group Psychotherapy with Children) chỉ ra sức

mạnh của ngôn từ trong việc tạo ra sự thù địch hay cảm giác hạnh phúc. Bài

học rút ra từ câu chuyện này là phản ứng của chúng ta (lời nói và cảm xúc) có

thể tạo ra không khí gia đình hoàn toàn khác biệt.

Nguyên tắc đối thoại: Thấu hiểu và cảm thông

Khi một đứa trẻ kể lại hay hỏi chúng ta về một sự việc, cách tốt nhất là không

phản ứng với sự việc đó mà với mối quan hệ tình cảm ẩn đằng sau nó.

21

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.