NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 24

Cậu bé Harold, 10 tuổi, trở về nhà trong tâm trạng cáu kỉnh và không ngừng

than vãn.

HAROLD: Con thật là khốn khổ! Cô giáo đã gọi con là kẻ dối trá chỉ vì con

nói với cô rằng con quên làm bài tập về nhà. Cô đã mắng con, mắng thật ấy!

Cô nói sẽ viết thư thông báo cho mẹ.

MẸ: Con đã có một ngày sóng gió nhỉ.

HAROLD: Mẹ nói thế cũng được.

MẸ: Bị gọi là kẻ dối trá trước mặt cả lớp thì hẳn là xấu hổ lắm.

HAROLD: Chắc chắn rồi.

MẸ: Mẹ cá là con đã nhủ thầm vài điều về cô giáo phải không!

HAROLD: Ồ vâng! Nhưng sao mẹ biết?

MẸ: Chúng ta vẫn thường làm thế khi ai đó làm chúng ta tổn thương mà.

HAROLD: Thật là nhẹ người quá.

Trẻ sẽ cảm thấy được an ủi rất nhiều khi phát hiện ra rằng cảm xúc của chúng

là một phần rất bình thường của con người. Và để truyền đạt thông điệp đó

đến trẻ, không có cách nào tốt hơn là bày tỏ sự cảm thông với chúng.

Khi một đứa trẻ đưa ra kết luận nào đó về bản thân, chúng ta không nên đáp

lại bằng sự đồng tình hay phản đối mà nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể

nhằm truyền đạt đến trẻ sự cảm thông của mình.

Khi một đứa trẻ than phiền: “Con không giỏi môn số học,” sẽ chẳng ích gì khi

nói: “Ồ đúng là con hơi tệ khi phải xử lý mấy con số.” Tranh luận với trẻ hay

đưa ra những lời khuyên vô bổ như: “Nếu con chăm học hơn thì chắc chắn

con sẽ khá lên” cũng sẽ cho kết quả tương tự. Sự giúp đỡ thiếu suy nghĩ như

trên sẽ chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và khiến sự tự tin của chúng

bị giảm sút.

Câu nói “Con không giỏi môn số học” cần phải được đáp lại bằng thái độ

nghiêm túc và sự cảm thông sâu sắc. Một trong những cách phản ứng sau đây

sẽ thể hiện điều đó:

23

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.