NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 28

nổi, mình không phải người may mắn.

ANNABELLE: Vâng, đó chính là điều con nghĩ.

MẸ: Ở trường, nếu con biết câu trả lời thì con nghĩ, hôm nay cô giáo sẽ không

gọi mình.

ANNABELLE: Vâng.

MẸ: Nhưng nếu con không làm bài tập về nhà thì con lại nghĩ, cô giáo sẽ gọi

mình.

ANNABELLE: Vâng.

MẸ: Mẹ đoán con còn gặp rất nhiều chuyện tương tự như thế nữa.

ANNABELLE: Chắc chắn rồi… ví như (kể chuyện)

MẸ: Mẹ rất thích những gì con nghĩ về vận may. Nếu có chuyện gì đó xảy ra

mà con nghĩ là một vận rủi, hay là cả vận may nữa thì hãy kể cho mẹ nghe

nhé.

Cuộc nói chuyện này có thể không làm thay đổi niềm tin của đứa trẻ vào sự

không may mắn của mình. Thế nhưng, nó sẽ khiến đứa trẻ nhận ra mình may

mắn thế nào khi có một người mẹ biết đồng cảm đến vậy.

Con người sống và cảm nhận: Cảm xúc hòa trộn và thông điệp đa chiều

Con cái yêu thương nhưng cùng lúc, cũng oán hờn cha mẹ. Chúng có những

cảm xúc trái chiều về cha mẹ, thầy cô và tất cả những người có quyền lực với

chúng. Các bậc cha mẹ thường cảm thấy khó chấp nhận sự mâu thuẫn tình

cảm ở con cái và ở chính bản thân mình. Họ cho rằng có những tình cảm trái

nhiều về người khác, đặc biệt là các thành viên trong gia đình là một sai lầm

hiển nhiên.

Chúng ta có thể học cách chấp nhận cảm xúc trái chiều của cả bản thân và con

cái. Để tránh những mâu thuẫn không cần thiết, trẻ cần hiểu rằng những cảm

xúc như vậy là bình thường và tự nhiên. Chúng ta sẽ giải thoát trẻ khỏi cảm

giác tội lỗi và lo âu bằng cách thừa nhận và gọi tên những cảm xúc yêu – ghét

đó:

27

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.