nữa hay sao?”
Nhiều tuần sau, Ivan đã tự hé lộ lý do khiến cậu bùng nổ vào thời điểm đó.
Suốt dọc đường về nhà hôm ấy, cậu đang suy nghĩ xem làm thế nào để loại bỏ
đứa em trai đang rúc vào giữa bố mẹ ở phía trước xe. Cuối cùng, một suy
nghĩ xuất hiện trong đầu cậu: nếu xe của họ bị đâm vào giữa thì có thể cậu và
bố mẹ vẫn được an toàn còn đứa em trai sẽ bị cắt làm đôi. Ngay sau đó, mẹ
cậu lại khen ngợi cậu. Lời khen đó khiến cậu bé cảm thấy tội lỗi và chỉ muốn
làm gì để mẹ thấy rằng cậu không xứng đáng với nó. Cậu nhìn quanh, phát
hiện ra cái gạt tàn và sự việc cứ thế diễn ra.
Làm một việc tốt không biến chúng ta thành người tốt
Hầu hết mọi người đều tin rằng khen ngợi giúp tạo dựng lòng tự tin cho trẻ và
khiến chúng cảm thấy an tâm. Thực tế, khen ngợi lại có thể dẫn đến tâm trạng
căng thẳng và những cách cư xử sai trái. Tại sao vậy? Rất nhiều đứa trẻ, thỉnh
thoảng, có những mong muốn không tốt đẹp về các thành viên trong gia đình
chúng. Khi cha mẹ nói với trẻ: “Con thật là một đứa bé ngoan,” nó có thể
không chấp nhận được điều này vì hình ảnh của nó về bản thân khác xa lời
cha mẹ vừa nói. Trong mắt đứa trẻ, nó không thể “ngoan” khi vừa mới ước gì
mẹ biến mất hay cuối tuần tới cậu em phải vào bệnh viện. Thực tế, càng được
khen, trẻ sẽ càng cư xử vô lối để thể hiện “bản chất thực của mình.” Nhiều
bậc cha mẹ kể lại rằng ngay sau khi họ khen con vì thái độ ngoan ngoãn,
chúng bắt đầu hành động rất điên rồ, như thể để phản kháng lại lời khen đó
vậy. Có thể cư xử sai trái chính là cách trẻ bảo toàn hình ảnh riêng của mình
trước một hình ảnh bên ngoài không tương thích.
Trong nhiều trường hợp, sau khi được khen ngợi là thông minh, trẻ trở nên
kém hứng thú hơn với những thách thức khó khăn trong bài học bởi chúng
không muốn mạo hiểm đánh mất vị trí của mình. Ngược lại, khi được khen
ngợi vì những nỗ lực đã bỏ ra, trẻ thường tỏ ra kiên trì hơn trước những
nhiệm vụ khó khăn được giao.
Khen ngợi trẻ thế nào cho đúng?
Lời khen cũng giống như thuốc kháng sinh, không thể sử dụng chúng một
32