xúc của chúng; kỹ năng bao gồm khả năng diễn tả cho trẻ những cách có thể
chấp nhận được để đối phó với những cảm xúc đó.
Đáp ứng hai yêu cầu nói trên chính là khó khăn lớn nhất đối với các bậc cha
mẹ. Ngay cả cha mẹ và thầy cô của chúng ta cũng không giúp chúng ta chuẩn
bị sẵn sàng để đối mặt với cảm xúc của bản thân. Chính họ cũng không hề
biết cách đối mặt với những cảm xúc mạnh mẽ của mình. Khi phải đối mặt
với những cảm xúc rối loạn của trẻ, họ cố gắng chối bỏ, phủ nhận, đè nén
hoặc bóp méo chúng. Họ sử dụng thứ ngôn ngữ không có lợi cho trẻ:
Chối bỏ: Con không thực sự có ý đó đâu; con biết là con yêu em trai con mà.
Phủ nhận: Như thế chẳng giống con chút nào; chắc con đang khó chịu vì một
ngày tồi tệ thôi.
Đè nén: Nếu con còn nhắc đến từ “ghét” một lần nữa thôi; con sẽ được một
trận đòn nhớ đời đấy. Một đứa trẻ ngoan không bao giờ cảm thấy như thế đâu.
Bóp méo: Không hẳn là con ghét chị con đâu – có thể chỉ là con không thích
chị ấy thôi. Trong nhà mình, mọi người không ghét nhau, chúng ta chỉ yêu
quý nhau thôi.
Những câu nói như trên đã bỏ qua một thực tế là cảm xúc, cũng giống như
những dòng sông, không thể bị chặn lại mà chỉ có thể được đổi hướng mà
thôi. Những cảm xúc mạnh mẽ cũng giống như dòng chảy cuồn cuộn của một
con sông lớn, sự tồn tại của chúng là không thể bị chối bỏ, bàn cãi hay ngăn
cản. Cố gắng lờ chúng đi chắc chắn sẽ gây ra tai họa. Sức mạnh của chúng
cần phải được ghi nhận, bản thân chúng cần được trân trọng và đổi hướng
một cách khéo léo. Khi đó, chúng có thể tiếp thêm năng lượng, mang tới ánh
sáng và niềm vui cho cuộc sống của chúng ta.
Đây có vẻ là những mục tiêu khá xa vời. Câu hỏi lớn vẫn còn đó: Chúng ta
cần làm những gì để bắc nhịp cầu giữa những mục tiêu mong muốn và việc
luyện tập hàng ngày? Chúng ta cần bắt đầu từ đâu?
Những lộ trình dài hạn và ngắn hạn
Câu trả lời có vẻ như nằm ở việc xây dựng một lộ trình trong đó có sự gắn kết
75