NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH - Trang 77

giữa những nỗ lực ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta cần thừa nhận ngay rằng

việc giáo dục tính cách phụ thuộc vào mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, và

rằng đặc điểm tính cách không thể được truyền tải bằng lời nói mà phải thông

qua hành động.

Bước đầu tiên trong lộ trình dài hạn là quyết tâm luôn để tâm đến những gì trẻ

suy nghĩ và cảm nhận, đồng thời đáp lại không phải hành vi, sự phục tùng hay

chống đối bề ngoài của trẻ mà là những cảm xúc bên trong đã châm ngòi cho

những hành vi đó.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được suy nghĩ và cảm xúc của trẻ?

Chính trẻ sẽ gợi ý cho chúng ta. Cảm xúc của chúng được thể hiện qua ngôn

từ và giọng nói, cử chỉ và điệu bộ. Tất cả những gì chúng ta cần là đôi tai để

lắng nghe, đôi mắt để quan sát và trái tim để cảm nhận. Khẩu hiệu mà chúng

ta luôn tâm niệm là: Hãy để bố mẹ hiểu con. Hãy để bố mẹ thể hiện rằng

chúng ta hiểu con. Hãy để bố mẹ thể hiện điều đó bằng những lời nói không

chỉ trích hay lên án.

Khi trẻ đi học về trong im lặng với những bước đi chậm chạp, chúng ta có thể

nhờ đó mà đoán ra rằng điều gì đó không vui vẻ đã xảy ra. Theo đúng khẩu

hiệu ở trên, chúng ta sẽ không bắt đầu cuộc nói chuyện với trẻ bằng một nhận

xét mang tính chỉ trích như:

“Sao mặt mũi con lại thế kia?”

“Con làm chuyện gì vậy, gây sự với bạn thân à?”

“Lần này con lại gây ra chuyện gì nữa thế?”

“Hôm nay con lại có rắc rối gì nào?”

Nếu thực sự quan tâm đến cảm xúc của trẻ, ta sẽ tránh những lời nhận xét

khiến chúng ước không bao giờ phải về nhà nữa. Thay vì sự mỉa mai hay chế

nhạo, trẻ xứng đáng được nhận sự cảm thông từ cha mẹ, những người luôn

yêu thương chúng:

“Có chuyện gì đó không vui à.”

“Có vẻ như hôm nay không phải là một ngày dễ chịu với con rồi.”

76

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.