- Tôi không thể; tôi không thể; vả lại, lẽ nào bà ấy lại có quyền trừng
phạt tôi!”
- Bà ấy, xơ Thérèse, bà ấy! Người ta nói như vậy về một bà nhất sao?
Như vậy không tốt; chị không tự chủ được nữa rồi. Tôi tin chắc rằng lỗi
lầm này nghiêm trọng hơn bất kỳ lỗi lầm nào mà chị có thể tự trách mình.
- A! Lạy Chúa! Chị còn nói với tôi như vậy, lạy Chúa!… và chúng tôi
chia tay nhau; chị thì về để sầu khổ một mình tại phòng chị, tôi thì để mơ
mộng tại phòng mình về những điều kỳ quái trong đầu óc của những người
đàn bà.
Đó là hậu quả của cuộc sống nơi tu kín. Con người ta sinh ra để sống
trong xã hội; tách riêng nó ra, cô lập, tư tưởng của nó sẽ phân tán, tính nết
nó thay đổi, hàng ngàn tình cảm yêu thương lố bịch sẽ nổi dậy trong lòng
nó; những tư tưởng kỳ dị nẩy mầm trong đầu óc nó, giống như những cây
mâm xôi trên một đám đát hoang. Hãy để một người vào một khu rừng, hắn
ta đã trở nên dữ tợn, trong một ngôi nhà tu kín, nơi mà tư tưởng về sự cần
thiết găn với tư tưởng về nô dịch, lại càng xấu hơn nữa. Người ta ra khỏi
một khu rừng, người ta không không ra khỏi nhà tu kín được; người ta tự
do trong khu rừng, người ta là nô lệ trong nhà tu. Chống lại sự cô đơn có lẽ
còn cần nhiều sức mạnh tâm hồn hơn là chống lại cảnh đói khổ, sự đói khổ
làm cho người ta trở nên hèn hạ, còn đi u làm cho người ta trở nên trụy lạc.
Phải chăng sống sự hèn hạ còn hơn là sống trong điên loạn? Đó là điều tôi
không dám quyết định; nhưng nên tránh cả cái này lẫn cái kia.
Tôi nhận thấy bà nhất ngày càng âu yếm tôi. Tôi thường xuyên đến
buồng bà và bà cũng đến chỗ tôi luôn. Hễ hơi khó ở là bà bắt tôi đi y xá,
miễn các buổi lễ ở nhà thờ, cho tôi đi ngủ sớm hoặc cấm tôi đọc kinh buổi
sáng. Ở điện thời, ở nhà ăn, trong giờ chơi, lúc nào bà cũng tìm cách biểu
lộ tình thân ái đối với tôi. Trong lúc hát lễ, nếu gặp một câu tâm tình, âu
yếm thì bà hát như để gửi gắm cho tôi, hoặc nếu có một người khác hát thì
bà lại nhìn tôi. Ở nhà ăn, bà luôn luôn sẻ cho tôi những thức ăn ngon mà
người ta dọn cho bà. Trong giờ chơi, bà ôm ngang người tôi và nói với tôi