gối như muốn quỵ xuống và quần áo là rơi khỏi tay tôi. Đêm đêm tôi
thường không nhắm mắt; nếu có ngủ thì cũng là một giấc ngủ chập chờn;
tôi nói, tôi gọi, tôi la hét; tôi không hiểu sao những người xung quanh tôi
lại chưa đoán được ra tôi là ai.
Dường như ai cũng biết việc đi trốn của tôi, đó là điều mà tôi đã tính đến
từ trước. Hôm qua, một người bạn gái nói với tôi về việc ấy, lại thêm thắt
những tình tiết ghê tởm, đồng thời cũng có nhiều ý nghĩ thật đáng buồn.
May là chị ta đang phơi quần áo ướt trên dây, xoay lưng về ngọn đèn nên
không nhận thấy vẻ bối rối của tôi. Song bà chủ thấy tôi khóc và bà hỏi:
“Marie, cô có việc gì thế?” – “Không có gì ạ”, tôi trả lời. Bà nói thêm: “Gì
vậy? Thật khéo dư nước mắt mà thương hại cho một tu nữ xấu xa, hư hỏng,
quên cả Chúa, lại phải lòng lấy một thằng thầy tu khả ố, rồi cùng hắn trốn
khỏi nhà tu. Chị thật hay thương người quá. Ả ta chỉ có việc ăn uống, cầu
nguyện Chúa và ngủ; ở trong ấy như thế thật quá sướng rồi, sao ả ta lại bỏ
mà đi? Thời tiết như thế này, cứ ra sông ba bốn lần thôi cũng đủ đưa ả ta trở
lại với cuộc sống tu hành…” Về điểm này thì tôi trả lời rằng người ngoài
không hiểu được nổi khổ của cô ta.
Nói xong tôi cảm thấy giá như tôi im đi thì hơn, vì như thế thì bà ta đã
không nói tiếp:
- Thôi, cái đồ bỏ đi ấy, Chúa sẽ trừng phạt.
Nghe nói như thế tôi phục lên bàn và cứ phục như thế cho đến khi bà chủ
nói với tôi:
- Kìa, Marie, chị mơ mộng gì thế? Ngủ đấy thì công việc chậm trễ hết.
Tôi không bao giờ có ý nghĩ đi tu, hành động của tôi cũng đủ chứng tỏ
điều ấy, nhưng tôi đã nhiễm một số tập quán về tôn giáo mà tôi cứ lặp đi
lặp lại như một cái máy. Chẳng hạn, có tiếng chuông vang lên ư? Thì hoặc
tôi làm dấu chữ thập hoặc tôi quỳ xuống. Có ai gõ cửa ư? Thì tôi nói: Ave.
Có ai hỏi tôi ư? Thì câu trả lời của tôi bao giờ cũng kết thúc bằng “có” hoặc
“không”, “thưa mẹ, thưa chị”. Nếu có người lạ đến thì tôi khoanh tay trước
ngực và không phải tôi chào