NÚI THẦN - Trang 487

cho chàng, và cả chàng cũng sẽ chẳng có cơ hội viết thư... Nhưng nghĩ cho
cùng thì tại sao lại phải viết thư? Chẳng phải chàng đã tỏ ra đặc biệt tiểu tư
sản và cứng nhắc, khi cứ khăng khăng cho rằng họ phải viết thư mới giữ
được liên hệ với nhau, trong khi trước đó chính chàng đã tự hào rằng, giữa
họ không cần hay thậm chí không nên có sự trao đổi thông thường bằng lời
lẽ? Và quả thực chàng cũng đâu có ‘làm quen’ với nàng theo đúng thủ tục xã
giao thông thường của văn hóa Tây phương, một cách trịnh trọng và có
người giới thiệu; trong đêm hội hóa trang hôm ấy, lúc quỳ bên cạnh nàng,
chàng chỉ độc thoại một mình như người mơ ngủ, với một cung cách có thể
nói là hơi kém phần văn minh lịch sự... Thế thì bây giờ cần gì phải viết, dù
là trên giấy viết thư hay trên bưu thiếp, như chàng thi thoảng vẫn làm theo
nghĩa vụ và gửi về cho gia đình dưới đồng bằng, chỉ để thông báo kết quả
dao động của các lần khám bệnh? Chẳng phải Clawdia đã rất có lý khi tự
giải phóng mình khỏi nghĩa vụ viết thư, dựa vào cái tự do mà bệnh tật nàng
cho phép? Nói, viết - trên thực tế đó là một việc làm nhân văn và cộng hòa,
một công việc của ngài Brunetto Latini, tác giả cuốn sách bàn về đạo đức và
tội lỗi, người dạy dân chúng Florence cách cư xử thanh lịch, cách nói năng
đúng mực, và truyền cho họ nghệ thuật lèo lái xứ cộng hòa của họ theo
nguyên tắc chính trị...

Tới đây những ý nghĩ của Hans Castorp không thể tránh khỏi lại quay về

với Lodovico Settembrini, và chàng bất giác đỏ bừng mặt, giống như trước
kia chàng đã có lần đỏ mặt, khi ông văn sĩ bất ngờ xuất hiện trong phòng
bệnh của chàng dưới sự sáng tỏ thình lình của các bóng đèn điện trên trần.
Đáng lẽ Hans Castorp cũng có thể đem những câu hỏi lớn của chàng về cái
bí mật siêu nhiên nọ đặt ra cho ông Settembrini, đương nhiên với tính chất
thách thức và chống đối hơn là thực sự mong đợi một câu trả lời thỏa đáng
từ phía ông văn sĩ, người chỉ chú tâm đeo đuổi sự nghiệp phục vụ lợi ích
cuộc sống nơi trần thế. Tuy nhiên từ buổi tối hôm hội hóa trang, khi
Settembrini cáu tiết quay lưng bỏ ra khỏi phòng dương cầm, thì quan hệ
giữa Hans Castorp và ông người Ý trở nên lạnh lùng như băng hà vĩnh cửu,
căn nguyên nằm ở chỗ lương tâm bị cắn tơi tả của người này cũng như lòng
tự tôn sư phạm bị tổn thương sâu sắc của người kia, và hậu quả là họ tránh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.