NÚI THẦN - Trang 502

bạo tàn của ông ta. Trong sự mênh mông vô bờ ấy bác sĩ Krokowski cũng đã
có lần đề cập đến sứ mạng cao quý mà Settembrini đứng ra gánh vác một
phần, bộ từ điển bách khoa toàn thư về đau khổ; dù muốn hay không người
ta cũng phải công nhận diễn giả đã đặc biệt xông xáo không từ một lĩnh vực
nào, gần đây thậm chí ông ta còn mở rộng cả sang ngành thực vật học, cụ
thể ông ta bàn về nấm... Trước hết phải nói để quý vị rõ là đối tượng thuyết
giảng của ông ta đã có sự biến đổi; giờ đây ông ta trình bày về tình yêu và
cái chết, bằng ngôn từ nửa văn thơ lãng mạn nửa khoa học thực tiễn tới mức
không khoan nhượng. Vậy là trong bối cảnh ấy nhà bác học của chúng ta cất
giọng phương Đông lè nhè với chữ r tróc lưỡi có một lần dẫn dắt người nghe
đến với thế giới thực vật, đúng ra là đến với thế giới các loài nấm - tạo vật
mũm mĩm đầy quyến rũ của vật chất hữu cơ, sinh sôi nảy nở trong bóng tối,
giàu chất đạm, rất gần với giới động vật - các sản phẩm trao đổi chất ở động
vật, protein, glycogen, tức là chuỗi phân tử đường, nguồn dự trữ năng lượng
trong cơ thể động vật, đều có trong cấu trúc của chúng. Và bác sĩ Krokowski
đặc biệt nói về một loài nấm, đã nổi tiếng từ thời cổ đại vì hình thức và tác
dụng người ta gán cho chúng - loài nấm có tên khoa học bằng chữ Latinh
kèm thêm cái đuôi impudicus

[212]

, loài nấm có hình dạng làm người ta nghĩ

đến tình yêu nhưng lại bốc lên mùi cái chết. Vì nấm impudicus tỏa ra mùi tử
thi nồng nặc, từ cái mũ như bao da quy đầu của nó tiết ra một thứ chất nhầy
xanh lè chứa bào tử nhểu tùm lum xuống đất. Thế nhưng cho tới tận bây giờ
những kẻ vô học vẫn cho rằng loài nấm này có tác dụng bổ dương.

Chà, kỳ này có vẻ nặng đô quá đối với các quý bà, ông công tố viên

Paravant nhận xét, bởi được luận điệu tuyên truyền của ông cố vấn cung
đình cổ vũ tinh thần ông ta đã quyết tâm bám trụ lại đây qua mùa tuyết tan.
Và cả bà Stöhr, con người tỏ ra có một cá tính vững vàng dám đương đầu
với mọi cám dỗ của cảnh chia tay, lúc ngồi bên bàn ăn cũng bất bình lên
tiếng rằng hôm nay Krokowski đã đi quá xa với loài nấm “tục tiễu” của ông
ta. “Tục tiễu” là nguyên văn lời người đàn bà kinh khủng ấy, cứ động mở
miệng là nói sai, làm mất hết cả tính nghiêm trang và sự trân trọng đáng có
đối với bệnh tật của bà ta. Nhưng điều làm Hans Castorp kinh ngạc nhất là
Joachim đột ngột nhắc tới bài nói chuyện nhuốm màu thực vật học của bác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.