làm mù quáng người trần mắt thịt chúng ta, mà vẫn khô không khốc một
cách cổ điển. Ướt át tiếng Latinh là gì ấy nhỉ?”
“Sự hài hước”, Settembrini nói như ném từng từ qua vai trái, “sự hài hước
trong cảm nhận thiên nhiên của vị giáo sư đáng kính của chúng ta thể hiện ra
ở chỗ, cũng giống như Thánh nữ Caterina da Siena, chỉ cần nhìn thấy màu
đỏ của cánh hoa anh thảo là ông ta lập tức nghĩ ngay tới những vết thương
rỏ máu trên mình Chúa Jesus.”
Naphta quật lại:
“Như thế phải gọi là nực cười chứ không phải hài hước. Nhưng chí ít liên
tưởng ấy cũng truyền vào cho thiên nhiên một chút tinh thần, đó chính là thứ
nó đang còn thiếu.”
“Thiên nhiên”, Settembrini gằn giọng nặng nề khiến người ta có cảm
tưởng ngôn từ không bay lên nổi mà rơi bịch xuống sau vai ông ta, “không
cần đến cái tinh thần ấy của ông. Thiên nhiên với tinh thần chỉ là một.”
“Ông vẫn chưa chán thuyết nhất nguyên à?”
“A, thế ra ông cũng thừa nhận rằng ông phân chia thế giới thành hai cực,
đẩy Chúa và thiên nhiên về hai phía đối nghịch nhau chỉ để mua vui mà
thôi!”
“Tôi chỉ thấy thú vị vì ông gọi những tư tưởng của tôi là trò mua vui,
trong khi tôi muốn nói đến tín ngưỡng và tinh thần.”
“Hãy thử nghĩ xem, ông, con người dùng những lời lẽ bóng bẩy nhường
này để tả một thú vui đồi bại, đôi khi lại quy kết cho tôi là kẻ lộng ngôn!”
“Vậy ra ông vẫn khăng khăng cho rằng tinh thần là đồi bại. Nhưng tinh
thần chẳng có lỗi gì khi bản thân nó đã bao hàm hai thái cực. Chủ nghĩa nhị
nguyên, tính đối ngẫu, đó chính là nguyên tắc tích cực nhất, nhiệt thành
nhất, biện chứng nhất và trí tuệ nhất. Nhìn nhận thế giới như là hai cực đối
nghịch nhau, đó chính là tinh thần. Thống nhất cũng có nghĩa là đơn điệu.
Solet Aristoteles quaerere pugnam
.”
“Aristoteles
? Aristoteles đã đặt hiện thực của tư tưởng vào từng cá thể.
Đó là thuyết phiếm thần.”
“Sai! Ông hãy giả thiết mỗi cá thể đều tồn tại độc lập, hãy đem đặc tính
của sự vật từ cái chung đặt vào hiện tượng riêng giống như Thomas và