nỗ lực ấy thủ đoạn chính trị...”
“Ông đòi hỏi tôi phải nhìn thấy trong đó lý tưởng hay là tín ngưỡng nữa
đây? Đó chẳng qua là những cử động yếu ớt cuối cùng của bản năng tự
trọng mà một hệ thống thế giới lỗi thời còn bám lấy. Tai họa sẽ đến và phải
đến, nó có thể đến từ mọi ngả và dưới mọi hình thức. Thử đơn cử nghệ thuật
chính trị của nước Anh ra là rõ. Nhu cầu kiểm soát tiền đồn vào Ấn Độ của
Anh là một đòi hỏi chính đáng. Nhưng thực tế thế nào? Edward biết rõ như
ông và tôi là những kẻ cầm quyền ở Petersburg cần đảo ngược tình thế ở
Mãn Châu và dập tắt cuộc cách mạng như người đói cần bánh mì. Mặc dù
vậy y vẫn - đúng ra y bắt buộc - phải lái sự quan tâm của Nga về hướng châu
Âu bằng cách khơi dậy sự kình địch giữa Petersburg và Vienna...”
“Hừ, Vienna! Ông tốn công lo lắng cho cái trở ngại quốc tế khổng lồ này
chắc chỉ vì ông nhìn thấy trong vương quốc mục nát do nó đứng đầu cái xác
ướp Đế chế La Mã thần thánh của dân tộc Đức!”
“Tôi chỉ thấy ông là kẻ sùng bái Nga nặng, có lẽ vì thiện cảm sặc mùi
nhân đạo mà ông ưu ái dành cho họ và cái thể chế tập trung quyền lực nhà
nước và nhà thờ vào chung một mối của họ.”
“Thưa ông, nền dân chủ có đầy đủ lý do để đặt hy vọng vào Kremlin
hơn là vào Hofburg
, và phải nói đó là một sự sỉ nhục lớn đối với đất nước
của Luther
và Gutenberg
“Hy vọng như thế là ngu xuẩn. Nhưng ngu xuẩn cũng là công cụ của định
mệnh...”
“Thôi xin ông đừng giở định mệnh ra ở đây! Trí tuệ của con người nếu
muốn sẽ mạnh hơn định mệnh, và mạnh hơn thực sự!”
“Có muốn cũng không chạy thoát lưới trời. Châu Âu tư bản sẽ lãnh đủ.”
“Người ta chỉ tin rằng chiến tranh sẽ xảy ra nếu người ta không thực lòng
muốn chống chiến tranh!”
“Lòng mong muốn chống chiến tranh của ông chẳng mang lại gì, chừng
nào ông còn chưa chống quốc gia, nguồn gốc của chiến tranh.”
“Quốc gia là một nguyên tắc quản lý của nhân gian mà ông chỉ muốn hô
hoán đổ cho là bàn tay của quỷ. Nhưng ông hãy cứ thử giải phóng các quốc